NGUYỄN Minh Triết

NGUYỄN
Minh
Triết

Cựu Tổng Thống Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Tổ chức: Đảng Cộng sản Việt Nam

Ngày sinh: 8 October 1942 Tuổi

Tuổi tác: 81 năm

Nơi sinh: Bến Cát, Thủ Dầu Một, Nam Kỳ, Liên bang Đông Dương

Biểu tượng hoàng đạo: Quy mô

Nghề nghiệp: Сhính trị

Tiểu sử

Tiểu sử

Nguyễn Minh Triết (sinh ngày 8 tháng 10 năm 1942) là một chính khách Việt Nam. Ông là nguyên Chủ tịch nước thứ sáu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (nhiệm kỳ từ 24 tháng 6 năm 2006 cho đến 25 tháng 7 năm 2011). Người kế nhiệm ông là Trương Tấn Sang.

Trước khi trở thành Chủ tịch nước, ông là Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, một chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị tại Việt Nam. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X vào cuối tháng 3 năm 2006, trong danh sách Bộ Chính trị, ông đứng thứ 4 (sau các ông Nông Đức Mạnh, Lê Hồng Anh và Nguyễn Tấn Dũng). Trước đó 5 năm, tại Đại hội Đảng lần thứ IX, trong danh sách Bộ Chính trị, ông cũng đứng thứ 4 (sau các ông Nông Đức Mạnh, TRẦN Đức Lương và Phan Văn Khải).

Thân thế và con đường chính trị

Ông sinh 8 tháng 10 năm 1942 tại xã Phú An, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, Việt Nam, trong một gia đình nông dân trung lưu. Năm 1957, ông lên Sài Gòn, theo học tại trường Trung học Petrus Ký, một trường trung học có tiếng thời bấy giờ.

Sau khi tốt nghiệp Tú tài năm 1960, ông theo học khoa Toán trường Đại học Khoa học Sài Gòn. Tại đây, ông bắt đầu tham gia phong trào sinh viên, học sinh Sài Gòn chống chính quyền Ngô Đình Diệm, nằm vùng ở Sài Gòn, gia nhập Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng miền Nam, một tổ chức thanh niên bí mật do Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo.

Tháng 11 năm 1963, ông thoát ly ra chiến khu, công tác ở Khu Sài Gòn - Gia Định. Sau đó ông công tác văn thư kế toán, cán bộ nghiên cứu tại Trung ương Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng (Ban thanh vận Trung ương Cục miền Nam). Ngày 30 tháng 3 năm 1965, ông được kết nạp vào Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam với bí danh Trần Phong, còn gọi là Sáu Phong, được cử làm Bí thư Đoàn thanh niên Cơ quan Trung ương Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng miền Nam, Thường vụ Đoàn thanh niên các cơ quan Trung ương Cục miền Nam; và đi công tác chiến trường tại tỉnh Mỹ Tho cho đến năm 1973.

Từ năm 1974 đến tháng 8 năm 1979, ông làm Phó Văn phòng Trung ương Đoàn; Phó Ban thanh niên xung phong Trung ương Đoàn. Tháng 9 năm 1979, ông được cử đi học tại trường Đảng Nguyễn Ái Quốc và tốt nghiệp Cử nhân ngành Lý luận chính trị tháng 7 năm 1981.

Từ tháng 7 năm 1981 đến tháng 12 năm 1987, ông lần lượt giữ các chức vụ Trưởng ban Thanh niên xung phong Trung ương Đoàn; rồi Trưởng ban Mặt trận Trung ương Đoàn; Bí thư Đảng ủy cơ quan Trung ương Đoàn tại Thành phố Hồ Chí Minh; Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn; Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

Lãnh đạo tại các tỉnh thành vùng kinh tế trọng điểm phía nam

Tháng 1 năm 1988 đến tháng 9 năm 1989, ông được điều động bổ sung làm Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy tỉnh Sông Bé. Tháng 10 năm 1989 đến tháng 12 năm 1991, ông được cử làm Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy tỉnh Sông Bé sau này là tỉnh Bình dương và Bình Phước. Trong những năm đầu tiến hành đổi mới kinh tế, Bình dương và Thành phố Hồ chí Minh là những nơi có tốc độ tăng trưởng nhanh, thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 6 năm 1991), ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, giữ chức Ủy viên Trung ương Đảng. Tại đại hội này, ông chính thức dùng lại tên cũ Nguyễn Minh Triết. Tháng 12 năm 1991, ông được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Sông Bé và giữ chức vụ này cho đến tháng 12 năm 1996.

Tháng 7 năm 1992, ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa IX với tư cách đại biểu của tỉnh Sông Bé. Sau đó, tháng 6 năm 1996, ông tái đắc cử chức vụ Ủy viên Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng.

Tháng 1 năm 1997, ông được điều động vào chức vụ Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Lúc này, Bí thư Thành ủy là ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị. Đến tháng 12 cùng năm, tại Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Khóa VIII, ông cùng với các ông Nguyễn Phú Trọng, Phan Diễn, Phạm Thanh Ngân được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị. Ông được phân công trách nhiệm là Trưởng ban dân vận Trung ương. Sau khi ông chuyển công tác khác, lần lượt ông Trương Quang Được và bà Tòng Thị Phóng, Hà Thị Khiết (sau đại hội 9) được phân công nắm giữ chức vụ này.

Tháng 1 năm 2000, ông được điều động vào chức vụ Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng và được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị (tháng 4 năm 2001). Tháng 5 năm 2002, ông một lần nữa được bầu làm Đại biểu Quốc hội Khóa XI, tuy nhiên với tư cách đại biểu của Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 4 năm 2006, ông tái đắc cử chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị khóa X.

Được bầu làm chủ tịch nước và một số hoạt động

Ngày 24 tháng 6 năm 2006, ông được Quốc hội kỳ họp thứ 9 khóa XI bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với số phiếu cụ thể là: 464 ĐBQH thông qua; 3 ý kiến không tán thành, 3 ý kiến không biểu quyết. Kết quả bầu cử được công bố sau đó: ông Nguyễn Minh Triết chính thức trở thành tân Chủ tịch nước với 94,12% phiếu thuận (464 Đại biểu).

Tháng 6 năm 2007, trên cương vị Chủ tịch nước, ông sang thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống George W. Bush. Trong chuyến đi này, ông Triết đã gặp khoảng 800 thương gia ở Quận Cam, tiểu bang California, mà trong đó phần đông là người gốc Việt. Tại đây ông đã nói về dân tộc Việt Nam, sự đoàn kết dân tộc, cũng như việc chính quyền Việt Nam không có thành kiến với những người có quan điểm khác biệt... Tại đây ông cũng gặp sự biểu tình chống đối của khoảng hai nghìn người Mỹ gốc Việt sinh sống ở đó, vì họ cho rằng chính quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền. Cũng trong chuyến đi này, ông được xem là đã làm thay đổi nhiều định kiến về Việt Nam bấy lâu của những nghị sĩ Hoa Kỳ với tính bình tĩnh trả lời khôn khéo của mình, giải tỏa nhiều vấn đề phức tạp. Đặc biệt là đã trả lời được hết những uẩn khúc của Chủ tịch hạ viện bà Nancy Pelosi.

Ngày 24 tháng 7 năm 2007, ông được Quốc hội kỳ họp 1 khóa XII tái bầu cử vào chức vụ Chủ tịch nước với phiếu thuận đạt gần 99%.

Trong quá trình công tác, ông đã nhận được Huân chương Độc lập hạng nhì và Huân chương Kháng chiến hạng nhất.

Gia đình

Con trai Ông là Nguyễn Minh An hiện là Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO)

Xếp hạng GlobalVN.biz

Chiếm vị trí
Chủ yếu
№124
Chủ yếu
Chiếm vị trí
Quả cầu
№42
Trong xếp hạng
Chính trị và Hành chính
Quả cầu
Chiếm vị trí
№31
Trong xếp hạng
Сhính trị
Nghề nghiệp

Đồng nghiệp

Chủ tịch nước
1 địa điểm
Cựu Tổng Thống Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
2 địa điểm
Cựu Phó Thủ Tướng Thứ Nhất Của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
3 địa điểm
Thường trực Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
4 địa điểm
Trưởng ban Công tác Đại biểu Quốc hội
5 địa điểm
Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam
6 địa điểm
Chính khách Và chính trị Gia Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
7 địa điểm
Chính Khách và Lãnh Đạo Đảng việt nam
8 địa điểm
Cựu Phó Thủ Tướng Việt Nam
9 địa điểm
Cựu Thủ Tướng Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
10 địa điểm
Cựu Tổng Thống Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
11 địa điểm
Cựu Cố vấn Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam
12 địa điểm
Cựu Phó Thủ Tướng
13 địa điểm
Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng
14 địa điểm
Thành viên Bộ Chính Trị Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt nam Và Bộ Trưởng Bộ Công An Việt Nam
15 địa điểm

thống kê hồ sơ

đề cập
lượt xem
Xếp hạng công ty
Đảng Cộng sản Việt Nam
17 Người
Bộ Ngoại giao Việt Nam
3 Người
Bộ Giáo dục và Đào tạo
1 Người
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1 Người
Bộ Tài Chính
1 Người
Bộ Xây dựng Việt Nam
1 Người
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1 Người
CDC Hà Nội
0 Người
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
0 Người

Giới doanh nhân Việt Nam


GlobalVN.biz đặc biệt quan tâm đến hoạt động của những người nổi tiếng: chính trị gia, quan chức, doanh nhân, chủ ngân hàng, nhân vật văn hóa, doanh nhân biểu diễn và thể thao. Ý kiến ​​của họ phần lớn quyết định sự phát triển của đời sống chính trị, xã hội và kinh tế của Việt Nam. Phần này liên tục được các nhà báo của chúng tôi chỉnh sửa cho phù hợp với thông tin. Tại đây bạn có thể tìm thấy thông tin về các CEO và chủ tịch của các công ty hàng đầu Việt Nam, các quan chức và nhân vật công chúng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của khu vực.
Mục tiêu của dự án là tạo ra một không gian thông tin thoải mái cho tất cả những người tham gia thị trường, cũng như giúp độc giả làm quen với giới doanh nhân Việt Nam.
Chúng tôi đã tạo ra một cơ sở dữ liệu ấn tượng về người dân Việt Nam, chứa thông tin về con đường sự nghiệp, học vấn và các thông tin quan trọng khác về một người.
Nhờ tính năng tự động tính số về đề cập của một người trong tin tức của các phần Tin tức Việt Nam ” và “Thông cáo báo chí Việt Nam” trên cổng thông tin điện tử, xếp hạng mức độ phổ biến và ảnh hưởng của người đó được hình thành. Nhóm GlobalVN.biz giám sát các thay đổi xếp hạng và thưởng cho những người tham gia dự án vì thành công của họ. Nhìn chung, xếp hạng của những người tham gia dựa trên phân tích chuyên sâu về hoạt động của các dịch vụ PR của những người nổi tiếng, đồng thời phản ánh trạng thái định tính của lĩnh vực thông tin được hình thành bởi các dịch vụ truyền thông và báo chí xung quanh tổ chức.
“Doanh nhân Việt Nam” là dự án về những người mà bằng ý tưởng, lời nói và việc làm của mình có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và thịnh vượng của Việt Nam.
Potapova Alena

Giám đốc phát triển
Dân số
8118793618
Chết trong vòng một năm
18472788
sinh vào một năm
45446328