21:55
Giao thông tắc nghẽn:   2
$
92.5919
100.2704
LÊ Đức Anh


Đức
Anh

Cựu Cố vấn Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam

Tổ chức: Đảng Cộng sản Việt Nam

Ngày sinh: 1 December 1920 Tuổi

person.datedied: 22 April 2019 Tuổi

Tuổi khi chết: 98 năm

Nơi sinh: Huyện Phú Vang, Thừa Thiên, Trung Kỳ, Liên bang Đông Dương

Biểu tượng hoàng đạo: chòm sao Nhân Mã

Nghề nghiệp: Сhính trị

Tiểu sử

Tiểu sử

Lê Đức Anh (1 tháng 12 năm 1920 – 22 tháng 4 năm 2019), bí danh Nguyễn Phú Hoà, Sáu Nam, là nguyên Chủ tịch nước thứ tư nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 1992–1997. Trước đó ông từng là một tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, quân hàm Đại tướng, từng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam (1987–1991), Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (1986–1987).

Thân thế và tuổi thơ

Ông nội Lê Đức Anh là Lê Thảng (6 tháng 11 năm 1861 – 11 tháng 5 năm 1939), quê quán tại xứ Truất, làng Bàn Môn, xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Cụ Lê Thảng là nông dân, từng tham gia Phong trào Cần Vương. Cụ Lê Thảng kết hôn với bà Cung Thị Quyến sinh ra sáu người con, hai trai và bốn gái, trong đó có Lê Quang Túy (sinh ngày 25 tháng 11 năm 1885), con trai cả, là thân phụ Lê Đức Anh. Lê Quang Túy kết hôn với bà Lê Thị Thoa (sinh năm 1886) sinh ra Lê Văn Giác, chính là tên khai sinh của Lê Đức Anh, vào ngày 1 tháng 12 năm 1920 tại một căn nhà tranh của cha mẹ nuôi cụ Lê Quang Túy ở làng Trường Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Lê Quang Túy và bà Lê Thị Thoa có với nhau 13 người con, tất cả đều sinh ở làng Trường Hà, huyện Phú Vang, Huế, 4 người chết từ lúc còn nhỏ, còn 9 người, 2 trai và 7 gái. Lê Văn Giác là con thứ bảy trong chín người con. Lê Hữu Độ, anh trai Lê Văn Giác, sau này là cán bộ phụ trách trại chăn nuôi của Bộ Công an Việt Nam. Lê Văn Giác có ba người chị gái là Lê Thị Ngọc Tỷ (đã mất), Lê Thị Kha (đã mất) và Lê Thị Hiệp (đã mất), và hai em gái là bà Lê Thị Thể (làm nghề buôn bán ở thành phố Đà Nẵng) và bà Lê Thị Xoan (công tác tại Trường Trung cấp Y tế Huế, đã nghỉ hưu và hiện đang sống tại Huế).

Ông Lê Thảng và ông Lê Quang Túy có thêm nghề thầy thuốc nên cuộc sống gia đình ông đỡ vất vả hơn người dân trong làng, vốn rất nghèo. Tuy vậy, ông bà Lê Quang Túy gia đình đông con nên phải vừa làm ruộng, vừa chữa bệnh, vừa đi làm thuê để kiếm sống.

Lê Văn Giác thông minh nên được ưu tiên ăn học. Lên 5 tuổi, cậu được học chữ Nho tại nhà. Từ 6 tuổi đến 10 tuổi, Lê Văn Giác học chữ Quốc ngữ ở làng Dưỡng Mong và Trường An Lương Đông, huyện Phú Lộc. Sau một trận dịch bệnh đậu mùa, mắt trái Lê Văn Giác bị hỏng, chân yếu không thể đi lại. Cậu phải tập luyện một năm mới trở lại bình thường. Vào năm đầu tiên đi học, cha mẹ Lê Văn Giác đổi tên cho cậu thành Lê Đức Anh theo lời khuyên của thầy giáo để cậu được ngồi bàn đầu tiên để nhìn cho rõ vì mắt kém.

Vào năm 11 tuổi, Lê Đức Anh được cho ra học tiểu học ở thành Vinh, Nghệ An dưới sự nuôi dạy của chị gái Lê Thị Hiệp (tức Nở) và anh rể Trần Quát, người cùng làng, làm nghề dạy học ở thành Vinh. Lê Đức Anh học chương trình tiểu học bằng tiếng Pháp. Sau khi xong tiểu học, cậu trở về Phú Vang, Huế làm nông giúp cha mẹ.

Năm 15 tuổi, Lê Đức Anh làm gia sư dạy chữ Quốc ngữ cho một số trẻ em làng Dưỡng Mong, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Nhận xét về tính cách của Lê Đức Anh, theo lời thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Lê Đức Anh là người rất khắt khe, nguyên tắc trong công việc; ít nói, lắng nghe cấp dưới một cách tập trung, chăm chú; ghét tính dối trá, cẩu thả, thiếu trách nhiệm. Theo ông Cù Huy Hà Vũ, Lê Đức Anh là người tiết kiệm và chân thành.

Kháng chiến chống Pháp

Năm 1937, 17 tuổi, Lê Đức Anh bắt đầu tham gia các hoạt động cách mạng chống thực dân Pháp Tháng 5 năm 1938, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1944, Lê Đức Anh tổ chức và Phụ trách các nghiệp đoàn cao su ở Lộc Ninh. Khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra, Lê Đức Anh tổ chức lực lượng gồm 300 người, trang bị vũ khí vừa thu được và giáo mác, tầm vông... dần qua với thị xã Thủ Dầu Một tham gia tổng khởi nghĩa.

Tháng 8 năm 1945, Lê Đức Anh tham gia quân đội, giữ các chức vụ từ Trung đội trưởng đến Chính trị viên Tiểu đoàn, chi đội 1 và Trung đoàn 301. Từ tháng 10 năm 1948 đến năm 1950, ông là tham mưu trưởng các Quân khu 7, Quân khu 8 và đặc khu Sài Gòn – Chợ Lớn.

Kháng chiến chống Mỹ

Sau Hiệp định Genève, ông tập kết ra Bắc.

Tháng 5 năm 1955, ông được cử giữ chức Cục phó Cục Tác chiến, rồi Cục trưởng Cục Quân lực Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam; hàm Đại tá (1958)

Từ tháng 8 năm 1963, ông giữ chức Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 2 năm 1964, ông được điều vào Nam với bí danh Sáu Nam, giữ chức Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Miền Nam.

Ngày 16 tháng 11 năm 1967, thân mẫu ông là cụ Lê Thị Thoa qua đời đúng lúc Lê Đức Anh đang chuẩn bị cho Tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ở Bộ Chỉ huy miền Nam.

Năm 1969, Lê Đức Anh được điều về làm Tư lệnh Quân khu 9.

Ngày 23 tháng 6 năm 1969, thân phụ ông là cụ Lê Quang Túy mất khi Lê Đức Anh đang chỉ huy chiến trường miền Tây Nam Bộ.

Cuối năm 1974, ông được điều trở lại chức Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam. Cũng trong năm này, ông và Đồng Sĩ Nguyên được phong vượt cấp từ Đại tá lên Trung tướng. Trong 11 năm tham gia đánh Mỹ, ông đã trực tiếp chỉ huy 4 trận đánh lớn:

  • Mùa khô năm 1966 – 1967, tướng Lê Đức Anh trực tiếp chỉ đạo đánh bại Chiến dịch Junction City của quân đội Mỹ và các nước đồng minh.
  • Năm 1973, ông chỉ huy việc phá âm mưu bình định, tràn ngập lãnh thổ sau khi có Hiệp định Paris của quân lực Việt Nam Cộng Hòa ở địa bàn quân khu 9.
  • Năm 1974, ông chỉ huy Chiến dịch Đường 14 – Phước Long, giải phóng tỉnh Phước Long và thăm dò khả năng phản công của quân đội VNCH.
  • Năm 1975, ông được cử giữ chức Phó Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh, kiêm Tư lệnh cánh quân Tây Nam đánh vào Sài Gòn. Từ tháng 5 năm 1976, ông là Tư lệnh Quân khu 9. Đến tháng 6 năm 1978, là Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7, chỉ huy trưởng cơ quan tiền phương Bộ Quốc phòng ở mặt trận Tây – Nam.

Chiến trường Campuchia

Năm 1980, Trung tướng Lê Đức Anh đặt chân lên Campuchia với trọng trách tái thiết Campuchia sau Chiến tranh biên giới Tây Nam. Cũng trong năm 1980, ông được phong hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng. Năm 1981, khi đang giữ chức Tư lệnh Quân khu 7, ông được phân công kiêm chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia, Phó trưởng ban, rồi Trưởng ban lãnh đạo chuyên gia Việt Nam tại Campuchia.

Năm 1983, khi Lê Đức Anh đang điều trị mắt ở Liên Xô thì được Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam gọi về để lo vụ đánh địch ngầm ở Siem Reap. Lê Đức Anh giải quyết êm đẹp vụ này và một năm sau, năm 1984, ông được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước thăng quân hàm từ Thượng tướng lên Đại tướng. Tháng 12 năm 1986, Lê Đức Anh được cử giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Từ ngày 16 tháng 2 năm 1987 đến 10 tháng 8 năm 1991, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Bí thư thứ nhất Đảng ủy Quân sự Trung ương. Khi Bộ Chính trị họp đã thông qua kế hoạch điều chỉnh chiến lược và giảm quân số quân đội của ông, từ 1,5 triệu quân thường trực xuống còn 45 vạn (từ 9 quân đoàn giảm xuống còn 4 quân đoàn), gánh nặng ngân sách quốc phòng được giải tỏa.

Cuối tháng 2 năm 1987, trong cuộc họp Bộ Chính trị ở Nhà con rồng – Sở Chỉ huy của Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã đề xuất thực hiện "phá thế bao vây cấm vận của Mỹ và bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, tìm cách gia nhập ASEAN".

Năm 1988, trong chuyến thị sát tại quần đảo Trường Sa, Lê Đức Anh trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng đã dự lễ kỷ niệm 33 năm ngày truyền thống của Quân chủng Hải quân Việt Nam (7/5/1955–7/5/1988). Chuyến thăm diễn ra ngay sau khi Trung Quốc nổ súng vào tàu vận tải của Việt Nam tại đảo Gạc Ma rạng sáng 14/3 làm 64 chiến sĩ trên tàu HQ-604 hy sinh. Ông phát biểu: "...chúng ta xin thề trước hương hồn của tổ tiên ta, trước hương hồn của cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau "Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa – một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta".

Ông là một trong số ít những cán bộ quân đội đã trải qua cả bốn chiến trường trong suốt 40 năm: Tham gia 9 năm kháng chiến chống Pháp, tham gia chỉ huy tại chiến trường miền Nam chống Mỹ trong 11 năm (1964 – 1975), chỉ huy chiến trường Campuchia trong 7 năm (1979 – 1986), tham gia chỉ huy chiến trường biên giới phía Bắc trong 3 năm (1986 – 1989).

Chủ tịch nước

Năm 1991, Lê Đức Anh giữ chức vụ Thường trực Bộ chính trị. Năm 1992, ông được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bầu vào chức vụ Chủ tịch nước. Ông cũng là Ủy viên BCH TƯ khóa IV – VIII, Ủy viên Bộ Chính trị khóa V – VIII, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII; đại biểu Quốc hội khóa VI, VIII, IX.

Vào ngày 23 tháng 9 năm 1992, ông là người kế nhiệm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công và do đó là Chủ tịch nước Việt Nam. Mặc dù vị trí này (theo phương Tây) chủ yếu mang tính biểu tượng, chức Chủ tịch nước trở nên quan trọng hơn nhiều trong nhiệm kỳ của ông. Ông giữ chức danh này cho đến khi được TRẦN Đức Lương thay thế vào ngày 24 tháng 9 năm 1997.

Đại tướng Lê Đức Anh đã được ghi công với một số giải thưởng, bao gồm Huân chương Sao Vàng và Huân chương Hồ Chí Minh.

Trong cuốn sách của mình, tác giả Bolton cho rằng Lê Đức Anh được nhiều người coi (về mặt tư tưởng) là người bảo thủ nhất trong số ba nhà lãnh đạo chính trị trong nhiệm kỳ của mình. Thủ tướng Võ Văn Kiệt được cho là ủng hộ cải cách và do đó thường không đồng ý với Lê Đức Anh. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười thì linh hoạt hơn về mặt tư tưởng và được coi là đại diện cho sự trung dung giữa Anh và Kiệt, nhưng dường như có xu hướng bảo thủ. Bolton cho rằng Lê Đức Anh phản đối những cải cách kinh tế mà ông cho là quá liều lĩnh của ông Kiệt. Năm 1991, Lê Đức Anh ủng hộ Đỗ Mười ứng cử cương vị lãnh đạo đảng để phản đối Võ Văn Kiệt. Cũng theo Bolton thì nhóm ủng hộ ông Kiệt sau đó đã lan truyền tin đồn về những hành vi xấu được cho là có liên quan đến Lê Đức Anh trong thời gian ông ở Campuchia. Tuy nhiên, không rõ Bolton dựa vào căn cứ nào để đưa ra những kết luận này trong cuốn sách của mình.

Bản thân ông Võ Văn Kiệt thì nhận xét về ông Lê Đức Anh như sau:

"Ngần ấy thời gian biết anh Sáu Nam – Lê Đức Anh, có lúc cùng chiến trường, có lúc cùng ở cấp lãnh đạo đất nước, anh là một cán bộ tham mưu tầm cỡ, một vị chỉ huy cương nghị, bản lĩnh và dám chịu trách nhiệm, một Bộ trưởng Quốc phòng trong thời bình xây dựng có nhiều đổi mới trong tổ chức và bố trí lực lượng quân đội, lực lượng vũ trang nhân dân, một trong những người lãnh đạo quốc gia tầm cỡ trong thời kỳ đổi mới đất nước,... Công bằng mà đánh giá, không có nhiều tướng lĩnh như anh Lê Đức Anh..."

Trong nhiệm kỳ Chủ tịch nước của Lê Đức Anh, Việt Nam đã thành công trong việc bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ vào năm 1995. Cũng trong năm này, Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã sang Hoa Kỳ để tham dự lễ kỉ niệm 50 năm thành lập Liên Hiệp Quốc. Ông là nguyên thủ đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đặt chân lên lãnh thổ Hoa Kỳ kể từ khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam năm 1975.

Từ chức, cố vấn, và nghỉ hưu

Vào giữa tháng 11 năm 1996, Lê Đức Anh phải nhập viện sau một lần đột quỵ lớn. Năm 1997, Chủ tịch nước Lê Đức Anh bị xuất huyết não. Điều này xảy ra vào thời điểm nhóm cải cách mà ông phản đối đang suy tàn và trong một thời gian, bệnh của ông dường như thay đổi động lực trong giới lãnh đạo chính trị, làm khôi phục lại xu hướng cải cách. Tuy nhiên, Tổng Bí thư Đỗ Mười đã lãnh đạo một cuộc phản công chống lại xu hướng cải cách khi cảnh báo về những mặt trái của nền kinh tế thị trường đang ngày cảng nảy nở như tham nhũng, tệ nạn xã hội, suy thoái đạo đức... Điều này được tăng thêm động lực khi Lê Đức Anh bất ngờ hồi phục vào tháng 4 năm 1997.

Từ tháng 9 năm 1997, Lê Đức Anh từ giã chức vụ Chủ tịch nước, thay vào đó là TRẦN Đức Lương.

Lê Đức Anh là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ tháng 12 năm 1997 đến tháng 4 năm 2001 thì ông quyết định hưu trí ở tuổi 81.

Qua đời và quốc tang

Do tuổi đã cao, sức yếu, Lê Đức Anh chính thức qua đời vào hồi 20 giờ 10 phút, ngày 22 tháng 4 năm 2019 ở tuổi 99, hưởng thọ 100 tuổi tại nhà Công vụ, số 5A, phố Hoàng Diệu, thành phố Hà Nội - nơi ông và phu nhân ở từ cuối năm 1986. Theo Văn phòng Ban chấp hành Trung ương Đảng được biết, lễ tang dành cho ông được tổ chức trọng thể theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày, 3 và 4 tháng 5 năm 2019. Lễ viếng và truy điệu tại nhà tang lễ Quốc gia, Hà Nội. Và ông sẽ được an táng tại nghĩa trang TP. Hồ Chí Minh, theo những gì mà ông và gia đình đã thỏa thuận.

Phong tặng

Đại tướng Lê Đức Anh được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất,... Năm 2008, ông được Đảng Cộng sản Việt Nam tặng Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng. Năm 2013, ông được Đảng Cộng sản Việt Nam tặng Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng. Năm 2018, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng được trao cho ông tại Bệnh viện Quân đội 108.

Gia đình riêng

Lê Đức Anh lập gia đình lần đầu với bà Phạm Thị Anh (tự Bảy Anh, sinh năm 1925, mất 2011). Bà Phạm Thị Anh là con của một điền chủ nhỏ ở huyện Bến Cát, Bình Dương. Ông và bà có với nhau 2 người con. Người con gái đầu mất hai ngày sau khi sinh do sinh thiếu tháng và phải chạy giặc. Người con gái thứ 2 tên Lê Xuân Hồng sinh năm 1951 ở xã An Tây, huyện Bến Cát, là Tiến sĩ tâm lý học, nguyên là Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm mẫu giáo Trung ương 3 (nay là Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh), nghỉ hưu năm 2005. Sau hiệp định Genève 1954, ông tập kết ra Bắc còn bà vẫn ở lại miền Nam. Sau khi ra Bắc, trong cuộc "chỉnh huấn, chỉnh quân" do cố vấn Trung Quốc chỉ đạo, ông bị kiểm điểm do lấy vợ thuộc thành phần địa chủ tư sản và phải tuyên bố "ly khai với gia đình vợ". Ở miền Nam, bà Bảy Anh nhận được tin này nhưng không đi bước nữa. Năm 2009 ông Anh và bà Bảy Anh đã gặp lại nhau sau gần 60 năm xa cách tại nhà riêng của bà Anh ở Bến Cát,Bình Dương.

Năm 1956, Lê Đức Anh kết hôn với bà Võ Thị Lê (sinh năm 1928, tại xã Quế Phong, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, mất ngày 18 tháng 11 năm 2016 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội). Bà Lê là bác sĩ y khoa, công tác tại Bệnh viện Việt Xô Hà Nội. Bà Lê đã có một con gái với chồng trước tên là Huỳnh Thị Lệ Hạnh, sinh năm 1950, là kỹ sư thông tin, cán bộ hàng không, nay đã nghỉ hưu. Ông Lê Đức Anh và bà Võ Thị Lê có với nhau 2 người con:

  • Người con đầu là Lê Mạnh Hà (sinh năm 1957), nguyên là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, nghỉ hưu từ 1 tháng 11 năm 2017
  • Người con gái thứ hai ông cũng đặt tên là Lê Xuân Hồng, sinh năm 1959, Cử nhân kinh tế, nguyên là Cục phó Cục Hải quan TPHCM, nghỉ hưu tháng 11 năm 2016

Các con của Lê Đức Anh đều là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cái chết

Vào ngày 21 tháng 2 năm 2018, anh bị xuất huyết não và được đưa vào Bệnh Viện Quân Đội Trung ương Ở Hà nội trong tình trạng nguy kịch. Từ nơi anh ta được xuất viện một thời gian ngắn vào tháng sáu, nhưng một tháng sau anh ta lại được đặt ở đó. Ông qua đời ở đó vào ngày 22 tháng 4 năm 2019 ở tuổi 99.

Xếp hạng GlobalVN.biz

Chiếm vị trí
Chủ yếu
№121
Chủ yếu
Chiếm vị trí
Quả cầu
№39
Trong xếp hạng
Chính trị và Hành chính
Quả cầu
Chiếm vị trí
№28
Trong xếp hạng
Сhính trị
Nghề nghiệp

Đồng nghiệp

Chủ tịch nước
1 địa điểm
Cựu Tổng Thống Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
2 địa điểm
Cựu Phó Thủ Tướng Thứ Nhất Của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
3 địa điểm
Thường trực Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
4 địa điểm
Trưởng ban Công tác Đại biểu Quốc hội
5 địa điểm
Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam
6 địa điểm
Chính khách Và chính trị Gia Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
7 địa điểm
Chính Khách và Lãnh Đạo Đảng việt nam
8 địa điểm
Cựu Phó Thủ Tướng Việt Nam
9 địa điểm
Cựu Thủ Tướng Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
10 địa điểm
Cựu Tổng Thống Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
11 địa điểm
Cựu Tổng Thống Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
12 địa điểm
Cựu Phó Thủ Tướng
13 địa điểm
Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng
14 địa điểm
Thành viên Bộ Chính Trị Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt nam Và Bộ Trưởng Bộ Công An Việt Nam
15 địa điểm

thống kê hồ sơ

đề cập
lượt xem
Xếp hạng công ty
Đảng Cộng sản Việt Nam
17 Người
Bộ Ngoại giao Việt Nam
3 Người
Bộ Giáo dục và Đào tạo
1 Người
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1 Người
Bộ Tài Chính
1 Người
Bộ Xây dựng Việt Nam
1 Người
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1 Người
CDC Hà Nội
0 Người
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
0 Người

Giới doanh nhân Việt Nam


GlobalVN.biz đặc biệt quan tâm đến hoạt động của những người nổi tiếng: chính trị gia, quan chức, doanh nhân, chủ ngân hàng, nhân vật văn hóa, doanh nhân biểu diễn và thể thao. Ý kiến ​​của họ phần lớn quyết định sự phát triển của đời sống chính trị, xã hội và kinh tế của Việt Nam. Phần này liên tục được các nhà báo của chúng tôi chỉnh sửa cho phù hợp với thông tin. Tại đây bạn có thể tìm thấy thông tin về các CEO và chủ tịch của các công ty hàng đầu Việt Nam, các quan chức và nhân vật công chúng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của khu vực.
Mục tiêu của dự án là tạo ra một không gian thông tin thoải mái cho tất cả những người tham gia thị trường, cũng như giúp độc giả làm quen với giới doanh nhân Việt Nam.
Chúng tôi đã tạo ra một cơ sở dữ liệu ấn tượng về người dân Việt Nam, chứa thông tin về con đường sự nghiệp, học vấn và các thông tin quan trọng khác về một người.
Nhờ tính năng tự động tính số về đề cập của một người trong tin tức của các phần Tin tức Việt Nam ” và “Thông cáo báo chí Việt Nam” trên cổng thông tin điện tử, xếp hạng mức độ phổ biến và ảnh hưởng của người đó được hình thành. Nhóm GlobalVN.biz giám sát các thay đổi xếp hạng và thưởng cho những người tham gia dự án vì thành công của họ. Nhìn chung, xếp hạng của những người tham gia dựa trên phân tích chuyên sâu về hoạt động của các dịch vụ PR của những người nổi tiếng, đồng thời phản ánh trạng thái định tính của lĩnh vực thông tin được hình thành bởi các dịch vụ truyền thông và báo chí xung quanh tổ chức.
“Doanh nhân Việt Nam” là dự án về những người mà bằng ý tưởng, lời nói và việc làm của mình có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và thịnh vượng của Việt Nam.
Potapova Alena

Giám đốc phát triển
Dân số
8112708253
Chết trong vòng một năm
14305235
sinh vào một năm
35193410