NGUYỄN Phú Trọng

NGUYỄN
Phú
Trọng

Chủ tịch nước

Tổ chức: Đảng Cộng sản Việt Nam

Ngày sinh: 14 April 1944 Tuổi

Tuổi tác: 80 năm

Nơi sinh: Xã Hội Phụ, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Bắc Kỳ, Liên bang Đông Dương

Biểu tượng hoàng đạo: Bạch Dương

Nghề nghiệp: Сhính trị

Tiểu sử

Tiểu sử

Nguyễn Phú Trọng (sinh ngày 14 tháng 4 năm 1944) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016–2021, thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông hiện là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương, Bí thư Quân ủy Trung ương, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng và Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương.

Ngày 3 tháng 10 năm 2018, Nguyễn Phú Trọng được Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thống nhất giới thiệu Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước. Sau khi được Quốc hội Việt Nam khóa 14 bầu làm Chủ tịch nước vào ngày 23 tháng 10 năm 2018, ông là chính khách thứ ba trong lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam nắm giữ cả hai chức vụ đứng đầu Đảng Cộng sản lãnh đạo và Nhà nước, sau Hồ Chí Minh và Trường Chinh.

Xuất thân

Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14 tháng 4 năm 1944 tại thôn Lại Đà, xã Hội Phụ, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội). Ông hiện cư trú nhà công vụ Số 5, Thiền Quang, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Gia đình Nguyễn Phú Trọng là gia đình thuần nông. Thân phụ của Nguyễn Phú Trọng tên là Nguyễn Phú Nội. Nguyễn Phú Trọng là con út trong gia đình có bốn anh chị em. Ngoài nghề làm nông, gia đình Nguyễn Phú Trọng còn làm thêm nghề bỏng mật.

Giáo dục

Từ năm 1954 đến năm 1956, Nguyễn Phú Trọng cùng 19 học sinh khác cùng xã Đông Hội học tại trường cấp 2 xã Mai Lâm (cách xã Đông Hội 5 km).

Từ năm 1957 đến năm 1963, Nguyễn Phú Trọng học trường cấp II rồi cấp III Nguyễn Gia Thiều đóng tại huyện Gia Lâm nay là quận Long Biên Hà Nội.

Nguyễn Phú Trọng học giỏi môn văn. Tính cách của ông trong thời gian này theo lời nhận xét của bạn bè ông là điềm đạm, cẩn thận, hiền lành.

Năm 1963, ông học Khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (từ năm 1965 đến năm 1967, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội sơ tán lên huyện Đại Từ, tỉnh Bắc Thái - nay là Thái Nguyên). Ông tốt nghiệp bằng Cử nhân Văn chương.

Tháng 8 năm 1973, Nguyễn Phú Trọng được cử đi học lớp nghiên cứu sinh về kinh tế chính trị tại Trường Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh). Ông học tới tháng 4 năm 1976.

Tháng 9 năm 1981, Nguyễn Phú Trọng được cử sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh và bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ (nay tương đương tiến sĩ) Khoa học Lịch sử, tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô cho đến tháng 8 năm 1983. Luận văn của ông viết về chủ đề Lịch sử Đảng và Xây dựng Đảng, có nhan đề là "Các hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm tăng cường quan hệ với quần chúng trong giai đoạn hiện nay: dựa trên kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Liên Xô".

Nguyễn Phú Trọng bảo vệ luận án Phó Tiến sĩ tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Liên Xô, ngày 19 tháng 5 năm 1983

Năm 1992, Nguyễn Phú Trọng được phong học hàm Phó giáo sư và 10 năm sau (2002) ông được phong học hàm Giáo sư.

Sự nghiệp

Ngày 19 tháng 12 năm 1967, Nguyễn Phú Trọng trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ tháng 12 năm 1967, ông công tác tại tạp chí Học tập (tiền thân của tạp chí Cộng sản), một trong ba cơ quan tuyên truyền quan trọng và chuyên chính nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam (cùng với báo Nhân dân và Quân đội nhân dân).

Tháng 8 năm 1983, Nguyễn Phú Trọng từ Liên Xô về nước (sau 2 năm làm thực tập sinh và bảo vệ thành công tiến sĩ Chính trị học ở Viện Hàn lâm Khoa học xã hội thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô), tiếp tục công tác ở Ban Xây dựng Đảng của Tạp chí Cộng sản. Được đề bạt làm Phó trưởng ban (tháng 10 năm 1983), Trưởng ban (tháng 9 năm 1987), Ủy viên Ban biên tập (tháng 3 năm 1989), Phó tổng biên tập (tháng 5 năm 1990) rồi Tổng biên tập tạp chí Cộng sản (tháng 8 năm 1991).

Từ ngày 20 đến ngày 25 tháng 1 năm 1994, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam, họp tại Hà Nội, ông cùng với 19 người khác được bầu bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VII nhiệm kì 1991–1996.

Tháng 8 năm 1996, Nguyễn Phú Trọng làm Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, kiêm Trưởng ban Đại học, phụ trách công tác tuyên giáo của Thành ủy.

Tháng 2 năm 1998, ông phụ trách công tác tư tưởng – văn hóa và khoa giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.

Từ tháng 8 năm 1999 cho tới hết nhiệm kì của Đại hội VIII, ông tham gia Thường trực Bộ Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII; trực tiếp chỉ đạo việc biên soạn Văn kiện Đại hội IX của Đảng.

Tháng 1 năm 2000, Nguyễn Phú Trọng làm Bí thư Thành ủy Hà Nội. Tháng 11 năm 2001, ông kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng. Từ đầu năm 2003, ông trực tiếp chỉ đạo công tác tổng kết 20 năm Đổi Mới, chuẩn bị và biên soạn văn kiện Đại hội X của Đảng.

2006: Đại hội Đảng X - Đắc cử Chủ tịch Quốc hội

Ngày 24 tháng 6 năm 2006, ông đảm nhận chức vụ Chủ tịch Quốc hội Khóa XI (nhiệm kì 2002–2007) thay ông Nguyễn Văn An, xin từ nhiệm. Hai ngày sau, Bộ Chính trị đã chỉ định ông Phạm Quang Nghị, người vừa được Quốc hội miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin, làm Bí thư Thành ủy Hà Nội kế nhiệm.

Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nga Dmitry Anatolyevich Medvedev

Tại kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa XII, Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử chức Chủ tịch Quốc hội.

2011: Đại hội Đảng XI - Đắc cử Tổng Bí thư

Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI, ông được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 19 tháng 1 năm 2011. Ông Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều nỗ lực trong công tác chỉnh đốn Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, như việc đề ra Nghị quyết Trung ương 4 với phong trào "Phê bình và tự phê bình".

Nguyễn Phú Trọng từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI (2002-2007), khóa XII (2007-2011), khóa XIII (2011–2016) đều thuộc đoàn đại biểu thành phố Hà Nội.

2015: Thực hiện chuyến thăm chính thức tới Hoa Kỳ

Ngày 6 tháng 7 năm 2015, Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ để bắt đầu chuyến viếng thăm nước này kéo dài đến ngày 10/7. Đây là lần đầu tiên một người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng không giữ chức vụ gì trong bộ máy nhà nước thực hiện thăm chính thức Hợp chúng quốc Hoa Kỳ,Tổng thống Hoa Kỳ đã tiếp đón ông tại Phòng Bầu dục. Chuyến thăm này trùng hợp với mốc kỷ niệm 20 năm kể từ khi Hoa Kỳ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Ông đã có một buổi hội đàm với Tổng thống Obama bàn về vấn đề nhân quyền, an ninh quốc phòng và Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương.

2016: Đại hội Đảng XII - tái đắc cử Tổng Bí thư

Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XII, Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 27 tháng 1 năm 2016.

Tháng 6 năm 2016, trong buổi tiếp xúc cử tri vận động tranh cử đại biểu quốc hội khóa XIV nhiệm kì 2016–2021 ở Ba Đình, Hà Nội, ông cho biết sẽ ưu tiên phát triển mạnh hơn nữa về kinh tế, "có thực mới vực được đạo".

Nguyễn Phú Trọng trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV (2016–2021) vào năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 1 thành phố Hà Nội, gồm các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ, được 356.780 phiếu, đạt tỷ lệ 86,47% số phiếu hợp lệ, cùng với Trần Thị Phương Hoa và Nguyễn Doãn Anh.

2018: Đắc cử Chủ tịch nước

Ngày 3 tháng 10 năm 2018, Nguyễn Phú Trọng được Ban Chấp hành Trung ương Đảng giới thiệu vào danh sách bầu cử giữ cương vị Chủ tịch nước Việt Nam (ứng cử viên duy nhất), một tuần sau khi người tiền nhiệm là ông Trần Đại Quang qua đời.

Sáng ngày 23 tháng 10 năm 2018, Quốc hội khóa 14 đã bầu Nguyễn Phú Trọng, Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 14 nhiệm kì 2016–2021 (tổng số đại biểu: 485; có mặt: 477; vắng mặt: 8; tán thành: 476; phản đối: 1, tỉ lệ 476/477= tỉ lệ 99.79%). Vào lúc 15h15 cùng ngày, ông chính thức tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngày 28 tháng 12 năm 2018, Nguyễn Phú Trọng được phân công làm Chủ tịch danh dự của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

Tình hình sức khỏe năm 2019

Ngày 14 tháng 4 năm 2019, ông Trọng có chuyến công tác cơ sở tại Tỉnh Kiên Giang. Tại đây, do lịch trình công tác dày đặc và thời tiết nắng nóng bất thường đã khiến ông lâm trọng bệnh. Theo thông cáo báo chí chính thức của Phát ngôn Viên Bộ Ngoại giao Việt Nam loan báo ngày 25 tháng 4 năm 2019, bà Lê Thị Thu Hằng đã xác nhận rằng "Do cường độ làm việc cao, thời tiết thay đổi đã ảnh hưởng tới sức khỏe của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng...”.

Một số nguồn tin không chính thống khác thông tin thêm: “Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn trong tình trạng hôn mê sau khi bị đột quỵ (tai biến mạch máu não) ở Kiên Giang chiều ngày 14 tháng 4 năm 2019. Sau đó ông đã phải nằm lại tại khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy và bị liệt nửa người bên trái.”.

Theo Chủ tịch Quốc hội, Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu ngày 25 tháng 4 thì sức khỏe của ông đã ổn định. Tuy nhiên, ngày 3 tháng 5, ngày quốc tang cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh, ông đã không tham gia mặc dù là Trưởng ban Lễ tang. Ngày 4 tháng 5, ông cũng vắng mặt trong buổi tiếp xúc cử tri đơn vị mình trước kỳ họp Quốc hội thứ VII.

Sau một thời gian lâm bệnh và phải vắng mặt trong các hoạt động đối nội, đối ngoại của đất nước, ông đã hồi phục và xuất hiện trở lại tiếp tục làm việc như bình thường.

"Chiến dịch đốt lò"

Kể từ khi giữ chức vụ Tổng Bí thư năm 2016, Nguyễn Phú Trọng đã đề ra một chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn, với hàng ngàn quan chức, bao gồm cả các chính trị gia cao cấp, bị xử lý kỷ luật, miễn nhiệm hoặc bắt giam. Ông lặp đi lặp lại rằng việc chống tham nhũng này nhằm tránh nguy cơ diễn ra "tự diễn biến" trong nội bộ Đảng.

Ông ví chiến dịch này với việc "đốt lò". Chiến dịch được các nhà quan sát cho là một nỗ lực của Đảng trong việc giành lại quyền lực và uy thế cũng như củng cố lòng tin của người dân vào chính quyền và sự dẫn dắt sáng suốt của Đảng.

Xếp hạng GlobalVN.biz

Chiếm vị trí
Chủ yếu
№4
Chủ yếu
Chiếm vị trí
Quả cầu
№4
Trong xếp hạng
Chính trị và Hành chính
Quả cầu
Chiếm vị trí
№4
Trong xếp hạng
Сhính trị
Nghề nghiệp

Được đề cập cùng nhau

diễn viên
1 địa điểm
Diễn viên hài
2 địa điểm
Ca sĩ
3 địa điểm
Ca sĩ
4 địa điểm
Ca sĩ
5 địa điểm

Trích dẫn

Việc chuẩn bị các văn kiện cho Đại hội XIV, đặc biệt là Báo cáo chính trị là báo cáo trung tâm, có vai trò định hướng cho các văn kiện khác của Đại hội phải được tiến hành một cách khoa
23 February 2024
về những kỷ niệm đẹp, sự đón Nhận và tình Cảm Của Chính Phủ nhân chuyến thăm Của Cựu Tổng Thư ký Tới Singapore; bày tỏ ấn tượng của mình về Sự phát triển Của Singapore, Đã biến thành một quốc gia thịnh vượng v&agra
28 August 2023
Việt nam luôn coi Trọng sự phát triển và củng cố quan hệ với các nước thân thiện truyền thống, coi trọng quan hệ Với Kazakhstan.
21 August 2023

thống kê hồ sơ

đề cập
lượt xem
Xếp hạng công ty
Đảng Cộng sản Việt Nam
17 Người
Bộ Ngoại giao Việt Nam
3 Người
Bộ Giáo dục và Đào tạo
1 Người
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1 Người
Bộ Tài Chính
1 Người
Bộ Xây dựng Việt Nam
1 Người
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1 Người
CDC Hà Nội
0 Người
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
0 Người

Giới doanh nhân Việt Nam


GlobalVN.biz đặc biệt quan tâm đến hoạt động của những người nổi tiếng: chính trị gia, quan chức, doanh nhân, chủ ngân hàng, nhân vật văn hóa, doanh nhân biểu diễn và thể thao. Ý kiến ​​của họ phần lớn quyết định sự phát triển của đời sống chính trị, xã hội và kinh tế của Việt Nam. Phần này liên tục được các nhà báo của chúng tôi chỉnh sửa cho phù hợp với thông tin. Tại đây bạn có thể tìm thấy thông tin về các CEO và chủ tịch của các công ty hàng đầu Việt Nam, các quan chức và nhân vật công chúng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của khu vực.
Mục tiêu của dự án là tạo ra một không gian thông tin thoải mái cho tất cả những người tham gia thị trường, cũng như giúp độc giả làm quen với giới doanh nhân Việt Nam.
Chúng tôi đã tạo ra một cơ sở dữ liệu ấn tượng về người dân Việt Nam, chứa thông tin về con đường sự nghiệp, học vấn và các thông tin quan trọng khác về một người.
Nhờ tính năng tự động tính số về đề cập của một người trong tin tức của các phần Tin tức Việt Nam ” và “Thông cáo báo chí Việt Nam” trên cổng thông tin điện tử, xếp hạng mức độ phổ biến và ảnh hưởng của người đó được hình thành. Nhóm GlobalVN.biz giám sát các thay đổi xếp hạng và thưởng cho những người tham gia dự án vì thành công của họ. Nhìn chung, xếp hạng của những người tham gia dựa trên phân tích chuyên sâu về hoạt động của các dịch vụ PR của những người nổi tiếng, đồng thời phản ánh trạng thái định tính của lĩnh vực thông tin được hình thành bởi các dịch vụ truyền thông và báo chí xung quanh tổ chức.
“Doanh nhân Việt Nam” là dự án về những người mà bằng ý tưởng, lời nói và việc làm của mình có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và thịnh vượng của Việt Nam.
Potapova Alena

Giám đốc phát triển
Dân số
8169146338
Chết trong vòng một năm
52956772
sinh vào một năm
130283032