Phân loại rác thải tại nguồn: Nhiều địa phương chưa sẵn sàng nhập cuộc
Phân loại rác thải tại nguồn...
Đăng ký vào bản tin

Phân loại rác thải tại nguồn: Nhiều địa phương chưa sẵn sàng nhập cuộc

30 May 2024
1496
5 phút.
Phân loại rác thải tại nguồn: Nhiều địa phương chưa sẵn sàng nhập cuộc

Một số đại biểu Quốc hội nhấn mạnh nếu đưa chuyên đề thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường vào nội dung giám sát tối cao năm 2025, vấn đề rác thải sẽ sớm được giải quyết hiệu quả.

Nhấn mạnh từ ngày 1/1/2025 sẽ phải triển khai phân loại rác thải rắn sinh hoạt tại nguồn, nhưng nhiều người dân vẫn chưa hiểu cách thực hiện và nhiều địa phương chưa thực sự sẵn sàng cho công tác chuẩn bị, một số ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành là vấn đề cần thiết phải giám sát tối cao trong thời điểm hiện tại.

Chưa hiểu rõ việc phân loại rác

Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus bên hành lang Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương) cho biết tại dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lựa chọn 2 chuyên đề trình Quốc hội xem xét, quyết định chọn 1 chuyên đề để giám sát tối cao.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, cả hai chuyên đề xem xét để giám sát tối cao trên đều là những vấn đề trọng tâm, trọng điểm. Tuy nhiên nếu chọn 1 trong 2 chuyên đề để giám sát tối cao thì chuyên đề 1 về “việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành” là vấn đề cần thiết phải giám sát tối cao hơn trong thời điểm hiện tại.

Lý do, theo nữ đại biểu Quốc hội của đoàn Hải Dương, là bởi tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là phân loại rác thải rắn sinh hoạt tại nguồn, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước đang là vấn đề “nóng” được đông đảo cử tri hết sức quan tâm.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cũng lưu ý việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường hiện nay cũng đang có nhiều khó khăn, nhất là sắp tới - ngày 1/1/2025 là thời hạn bắt buộc phải phân loại rác thải tại nguồn theo quy định.

Đáng chú ý, theo đại biểu biểu Nguyễn Thị Việt Nga thì mặc dù đã có 2 năm cho công tác chuẩn bị kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực, nhưng đến nay khâu chuẩn bị liên quan đến các nội dung trên vẫn chưa được kỹ.

Hiện tại nhiều người dân, nhiều chủ nguồn thải vẫn chưa hiểu rõ việc phân loại rác thải như thế nào, trả tiền theo lượng rác thải ra sao, sau thu gom sẽ xử lý ra sao, nơi tập kết rác như thế nào. Nhiều địa phương cũng chưa thực sự sẵn sàng cho công tác chuẩn bị,” đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga trăn trở.

Bên cạnh đó, nhiều vướng mắc và nhiều vấn đề nan giải cũng đang được đặt ra như thiếu thiết bị thu gom, thiếu phương tiện vận chuyển chuyên dụng đạt chuẩn, thiếu địa điểm tập kết và thiếu quy định về đơn giá, định mức thu gom, xử lý rác thải.

Sớm đưa môi trường vào chương trình giám sát

Trước thực trạng trên, bà Nga nhấn mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành cần được giám sát tối cao để làm rõ những khó khăn, vướng mắc đồng thời có biện pháp tháo gỡ kịp thời nhất.

Nếu đưa chuyên đề này vào nội dung giám sát tối cao năm 2025 là đúng thời điểm và trúng vấn đề nóng. Tôi nghĩ nếu không sớm giải quyết sẽ sẽ rất khó thực hiện các quy định đã có hiện nay,đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga nêu quan điểm.

Có chung quan điểm, thảo luận tại hội trường sáng 30/5, đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa Lê Thanh Hoàn nhấn mạnh năm 2020, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường và có hiệu lực từ ngày 1/1/2022; riêng về nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường có hiệu lực sớm hơn từ ngày 1/2/2021. Còn các nội dung còn lại đang tiếp tục được triển khai để có thể áp dụng được chậm nhất từ ngày 31/12/2024 như: Quy định phân loại, chuyển giao, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đối với hộ gia đình, cá nhân.

Đây là vấn đề được dư luận quan tâm, bởi phản ánh của cử tri cho thấy địa phương nào có khu xử lý rác thải tập trung đều có sự ảnh hưởng nhất định đến tâm tư, nguyện vọng của người dân,” đại biểu Lê Thanh Hoàn nói.

Dẫn chứng cụ thể, đại biểu Lê Thanh Hoàn cho biết theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cả nước hiện có khoảng 1.700 cơ sở xử lý rác thải (bao gồm 470 lò đốt, hơn 1.200 bãi chôn lấp) tăng khoảng 120 bãi so với năm 2019, để xử lý rác thải. Trong đó khoảng 64% lượng rác thải được xử lý chôn lấp, khoảng 20% lượng chất thải xử lý bằng phương pháp đốt (trong đó thu hồi năng lượng chỉ đạt khoảng 9,3%).

“Con số thống kê trên cho thấy việc xử lý rác thải bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp còn nhiều và nguy cơ gây hại môi trường, nguồn nước, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân vẫn còn rất đáng lo,” đại biểu Hoàn chia sẻ và nhấn mạnh để hạn chế tình trạng này thì việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn là giải pháp rất quan trọng; đây cũng là đầu vào sạch cho các nhà máy phát điện hiệu quả.

Nhiều nội dung khác cũng đang triển khai theo lộ trình như trách nhiệm về tái chế các sản phẩm do các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu; lộ trình chuyển đổi phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch, gây ô nhiễm môi trường...

"Vì vậy, Quốc hội tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường vào thời điểm này là thể hiện sự đồng hành của Chính phủ trong việc tổ chức thực thi pháp luật, nhằm tăng cường trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, cũng như mỗi người dân về bảo vệ môi trường," đại biểu Lê Thanh Hoàn nêu quan điểm.

Ngoài ra, vị đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa cũng nhấn mạnh bảo vệ môi trường là chủ trương nhất quán của Đảng. Đó là lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe của nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ các dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng sống và bảo vệ đa dạng sinh học, sinh thái, xây dựng nền Kinh tế Xanh, kinh tế tuần hoàn và thân thiện với môi trường.

"Việc này cũng thể hiện quyết tâm với cộng đồng quốc tế khi chúng ta đã cam kết đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050," đại biểu Lê Thanh Hoàn nói thêm./.

Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/phan-loai-rac-thai-tai-nguon-nhieu-dia-phuong-chua-san-sang-nhap-cuoc-post956285.vnp 

Nguồn hình ảnh: vietnamplus.vn

Phần:

Thông cáo báo chí Việt Nam


Thông cáo báo chí của GlobalVN.biz là tin tức thực tế từ công ty Ufa.
Nguồn này thường xuyên xuất bản các thông cáo báo chí chính thức của các công ty Việt Nam. Bạn có thể tìm hiểu những tin tức mới nhất từ ​​​​các doanh nghiệp trong phần tương ứng trên trang chính. Đăng thông cáo báo chí là một cách truyền thống và hiệu quả để quảng bá doanh nghiệp của bạn. Nó cho phép các tổ chức giới thiệu bản thân cũng như các sản phẩm và dịch vụ của họ tới nhiều đối tượng nhất có thể. Đồng thời, dịp thông tin có thể là bất cứ điều gì: thu hút mọi người đến một sự kiện hoặc hội nghị, nêu bật các sản phẩm mới hoặc các cuộc hẹn nhân sự. Nếu bạn đặt mục tiêu thu hút sự chú ý vào thông tin của mình thì GlobalVN.biz sẽ trở thành trợ thủ đắc lực của bạn trong vấn đề này. Nhờ cổng thông tin này, những người đánh giá các ấn phẩm trực tuyến hàng đầu, khách hàng và đối tác sẽ thấy thông cáo báo chí của bạn.
GlobalVN.biz cho phép đại diện của các công ty và tổ chức tại Việt Nam tự đặt thông cáo báo chí khi đăng ký trên trang nguồn. Tính năng quan trọng nhất của GlobalVN.biz là tất cả các ấn phẩm của các công ty Việt Nam đều được lưu trữ và sẽ có sẵn khi tìm kiếm trong một thời gian dài. Bạn chỉ cần thêm thông cáo báo chí vào nguồn cấp thông tin.
GlobalVN.biz cung cấp cho khách hàng dịch vụ đăng ký cho phép các công ty xuất bản thông cáo báo chí một cách thường xuyên với các điều khoản có lợi. Ngoài ra, cổng thông tin doanh nghiệp có thể kể đầy đủ hơn về cuộc sống của công ty bằng cách thêm ảnh và video, con người và trích dẫn từ nhân viên. Tất cả tài liệu thông tin đều có liên kết hoạt động và sẽ đưa khách hàng tiềm năng đến tài nguyên của bạn.
Potapova Alena

Giám đốc phát triển
Dân số
8159329498
Chết trong vòng một năm
46233724
sinh vào một năm
113743144