- 1. Tiểu sử
- 2. Hoạt động tại TP Hồ Chí Minh
- 3. Tham gia công tác Chính phủ
- 4. Di Sản
- 4.1. Thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển
- 4.2. Dẫn dắt Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng kinh tế
- 4.3. Thúc đẩy quá trình hội nhập sâu rộng
- 4.4. Thực hiện nhiều chuyến công du quan trọng
- 4.5. Khởi xướng ban tư vấn thủ tướng chính phủ
- 5. Bê Bối
- 6. Cuối đời
- 7. Khen thưởng
- 8. Gia đình
- 9. Cái chết
PHAN
Văn
Khải
Cựu Thủ Tướng Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Ngày sinh: 25 December 1933 Tuổi
Date death: 17 March 2018 Tuổi
Tuổi khi chết: 84 của năm
Nơi sinh: Tân Thông Hội, Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Biểu tượng hoàng đạo: Ma Kết
Nghề nghiệp: Сhính trị
Tiểu sử
Phan Văn Khải (25 tháng 12 năm 1933 – 17 tháng 3 năm 2018), tên thường gọi là Sáu Khải, là một cựu chính trị gia Việt Nam. Ông là Thủ tướng Chính phủ thứ năm của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ từ ngày 25 tháng 9 năm 1997 đến ngày 24 tháng 6 năm 2006. Ông được đánh giá là nhà lãnh đạo kĩ trị, đổi mới và nhân hậu.
Tiểu sử
Ông sinh ra tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, Sài Gòn (năm 1933 là tổng Long Tuy Hạ, quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định), tham gia cách mạng từ năm 1947, khởi đầu ở Đội Thiếu nhi cứu quốc của xã.
Năm 1950, ông gia nhập tỉnh đoàn thanh niên Gia Định, Văn phòng Mặt trận, Văn phòng Tỉnh ủy Gia Định Ninh.
Từ năm 1954 đến 1959, ông tập kết ra Bắc, đi công tác cải cách ruộng đất, học văn hóa. Sau đó, ông học ngoại ngữ, học Đại học Kinh tế tại Moskva (Liên Xô), cho đến năm 1965.
Trở về Việt Nam, ông làm cán bộ, phó phòng, trưởng phòng Vụ Tổng hợp, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước đến năm 1971. Từ năm 1972 đến năm 1975, ông là cán bộ nghiên cứu kinh tế miền Nam, đi chiến trường B2, Vụ phó Ủy ban Thống nhất Chính phủ.
Hoạt động tại TP Hồ Chí Minh
Sau khi Việt Nam thống nhất, ông chuyển công tác về miền nam, làm Phó Chủ nhiệm, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Thành ủy viên (1979), Thường vụ Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, cho đến năm 1984.
Năm 1985 đến tháng 3 năm 1989, ông được bầu làm Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Trung ương Đảng khóa VI (1986) trong những năm đầu thời kỳ đổi mới.
Tham gia công tác Chính phủ
Tháng 4 năm 1989, ông chuyển ra Hà Nội tham gia Chính phủ, làm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước thay ông Đậu Ngọc Xuân. Ông được Thủ tướng Đỗ Mười giao trách nhiệm đứng đầu nhóm soạn thảo Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000.
Cuối năm 1991, ông được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực trong Chính phủ Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Từ tháng 9 năm 1997 ông là Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày 16 tháng 6 năm 2006 ông xin từ nhiệm trước khi kết thúc nhiệm kỳ của mình một năm, sau Đại hội Đảng, tại kỳ họp Quốc hội (cùng với các ông TRẦN Đức Lương, Nguyễn Văn An). Người kế nhiệm ông là NGUYỄN Tấn Dũng. Trong diễn văn kết thúc, ông xin lỗi nhân dân vì đã để tình trạng tham nhũng nghiêm trọng diễn ra: "Để tham nhũng nghiêm trọng, tôi nhận lỗi trước nhân dân". "Điều tôi trăn trở là vì sao một số mặt yếu kém về kinh tế xã hội và bộ máy công quyền đã được nhận thức từ lâu, đã đề ra nhiều chủ trương biện pháp khắc phục nhưng sự chuyển biến rất chậm, thậm chí có mặt còn diễn biến xấu hơn."
Di Sản
Phan Văn Khải được xem như là một nhà lãnh đạo Kỹ trị và có năng lực chuyên môn về quản lý kinh tế hơn cả so với các người tiền nhiệm của mình,ông là thủ tướng chính phủ đầu tiên của Việt Nam được đào tạo bài bản chuyên sâu về lĩnh vực điều hành kinh tế vĩ mô và cũng là người am hiểu sâu sắc về kinh tế thị trường hơn những lãnh đạo tiền nhiệm và đương nhiệm thời bấy giờ.
Thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển
Trước giai đoạn ông nắm quyền,kinh tế Việt Nam đang phải oằn mình chống chọi với những khó khăn, thách thức của thời đại đặc biệt là những xung đột về ý thức hệ gay gắt khi các lãnh tụ trong Đảng vẫn còn nhiều hoài nghi và phân biệt giữa khối doanh nghiệp quốc doanh và khối doanh nghiệp tư doanh, chính những quan điểm khác biệt này đã ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình cải cách mở cửa đổi mới của Việt Nam,trong bối cảnh ấy Phan Văn Khải đã rất nỗ lực trong việc vận động Bộ chính trị thay đổi cách nhìn về kinh tế tư nhân,tư doanh,Trên cương vị người đứng đầu Chính phủ, ông đã cho ban hành hàng loạt các quyết định quan trọng, bãi bỏ nhiều giấy phép, thủ tục hành chính rườm rà nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Kinh tế tư doanh có cơ hội phát triển, những quyết sách đó cũng đã góp phần bảo vệ tính cạnh tranh lành mạnh,công bằng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, vì vậy nên trong 9 năm nhiệm kỳ của ông kinh tế tư nhân đã có sự trỗi dạy mạnh mẽ hàng loạt các công ty, xí nghiệp, nhà máy ngoài quốc doanh đã dần chiếm lĩnh được thị trường và khiến cho thị trường tiêu thụ trong nước ngày càng sôi động.
Dẫn dắt Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng kinh tế
Giai đoạn đầu nhiệm kỳ thủ tướng của Phan Văn Khải, tình hình kinh tế khu vực đang rất bất ổn, cuộc Khủng hoảng tài chính châu Á 1997 xảy ra đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam, Do tác động của cuộc khủng hoảng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đang ở mức cao trong thời kỳ 1995 – 1997, thì đến năm 1998 chỉ tăng 5,76%, năm 1999 chỉ tăng 4,77%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký, nếu năm 1995 đạt trên 6,9 tỷ USD, năm 1996 đạt gần 10,2 tỷ USD, thì năm 1997 còn gần 5,6 tỷ USD, năm 1998 còn gần 5,1 tỷ USD, năm 1999 còn gần 2,6 tỷ USD.
Lạm phát nếu năm 1996 ở mức 4,5%, năm 1997 ở mức 3,6%, thì năm 1998 lên mức 9,2%. Giá USD nếu năm 1995 giảm 0,6%, 1996 tăng 1,2%, thì năm 1997 tăng 14,2%, năm 1998 tăng 9,6%,... Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu năm 1996 ở mức 33,2%, năm 1997 ở mức 26,6%, đến năm 1998 chỉ còn 1,9%. Nhập khẩu nếu năm 1996 còn tăng 36,6%, thì năm 1997 chỉ còn tăng 4% và năm 1998 giảm 0,8%, năm 1999 chỉ tăng 2,1%. Do độ mở của kinh tế Việt Nam lúc này chưa cao (xuất khẩu so với GDP mới đạt 30%, đồng tiền chưa chuyển đổi), do đã có dầu thô, gạo, xuất khẩu với khối lượng lớn, do có sự chủ động ứng phó từ trong nước,Phan Văn Khải đã vận dụng những yếu tố này rất thành công, ông đồng thời cũng đã cho ban hành nhiều quyết sách kịp thời nhằm chống chọi,kiểm soát và không chế không cho khủng hoảng lan rộng và kết cục là chẳng những Việt Nam đã không bị cuốn vào cơn bão khủng hoảng này, mà những năm sau,giai đoạn 2001-2006 kinh tế đã có sự khởi sắc,lạm phát được kiềm chế ở mức thấp, tốc độ tăng trưởng cao (trên 8%/năm) và giữa được ổn định trong nhiều năm, khiến cho bình quân tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời ông là Thủ tướng lên tới hơn 7,1 trên một năm.
Thúc đẩy quá trình hội nhập sâu rộng
Ông Khải được đánh giá là một nhà lãnh đạo có tư tưởng khá ôn hoà và cấp tiến,ông là người đã kế thừa,và phát huy được nhiều chính sách, tư duy đổi mới mạnh mẽ của thủ tướng tiền nhiệm Võ Văn Kiệt,tuy việc Việt Nam chính thức gia nhập WTO không phải trong thời kỳ ông nắm quyền, những trong suốt nhiệm kỳ của mình chính ông Khải và Cố vấn Võ Văn Kiệt là những người ủng hộ mạnh mẽ nhất tiến trình đàm phán gia nhập WTO, thực tế thì mọi điều kiện khó khăn nan giải nhất và thủ tục chuẩn bị cho sự kiện này đã được ông Khải giải quyết xong trước khi bàn giao chính phủ lại cho người kế nhiệm Nguyễn Tấn Dũng của ông.
Thực hiện nhiều chuyến công du quan trọng
Trong vai trò Thủ tướng chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,ông Khải đã thực hiện nhiều chuyến thăm chính thức lần đầu tới nhiều quốc gia đặc biệt là các quốc gia phương Tây như Canada,Thụy Điển, Anh... nhưng nổi bật hơn cả là chuyến công du Hoa Kỳ của ông với tư cách một nhà lãnh đạo của nước Việt Nam thống nhất, một Thủ tướng Việt Nam đầu tiên thực hiện chuyến thăm chính thức lịch sử tới Hoa Kỳ từ ngày 20 tháng 6 đến 25 tháng 6 năm 2005. Chuyến đi này đã đánh dấu một mốc mới trong quan hệ giữa hai quốc gia, nhất là trên lĩnh vực kinh tế, nhiều hợp đồng lớn đã được ký kết.
Các chuyến công du của ông đã góp phần làm sâu sắc thêm tình hữu nghị quốc tế và cũng đã mang về không ít các hiệp định có lợi cho Việt Nam.
Khởi xướng ban tư vấn thủ tướng chính phủ
Thời kỳ ông Khải làm Thủ tướng,ông đã chính thức lập ra ban tư vấn riêng cho thủ tướng chính phủ, và ông rất tín nhiệm tổ chức quy tụ gồm nhiều nhà khoa học đầu ngành này
Thời kỳ này trước khi ban hành hay quyết định bất cứ vấn đề quan trọng nào ông đều cho gửi văn bản sang tổ tư vấn xem xét trước và sau khi nghe tư vấn thì ông mới chính thức ra quyết định.Từ đó đến nay các Thủ tướng kế nhiệm sau ông Khải đều duy trì hoạt động của tổ tư vấn này.
Bê Bối
Mặc dù rất nỗ lực phòng chống tham nhũng, nhưng nhìn chung trong nhiệm kỳ 9 năm của mình,Phan Văn Khải đã không thể kiểm soát được tệ tham nhũng quan liêu, mà tệ nạn này còn ngày càng diễn biến phức tạp và tồi tệ hơn, bê bối nổi bật nhất trong thời kỳ ông còn làm Thủ tướng là Vụ PMU 18, một vụ bê bối liên quan đến tham nhũng trong Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đầu năm 2006. Vụ này đã gây xôn xao dư luận tại Việt Nam cũng như các nước và tổ chức cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam, đã khiến Bộ trưởng Bộ GTVT Đào Đình Bình bị cách chức và Thứ trưởng Thường trực Nguyễn Việt Tiến bị bắt giam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại lễ nhậm chức phát biểu: "Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay" là cũng liên quan tới vụ việc này. Ông Khải khi từ chức cũng xin lỗi nhân dân vì đã để tình trạng tham nhũng nghiêm trọng diễn ra.
Cuối đời
Sau khi từ nhiệm và rời khỏi cương vị Thủ tướng Chính phủ,Phan Văn Khải đã trở về quê nhà Tân Thông Hội sinh sống, tại đây ông tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng tại địa phương sống rất chan hòa bình dị với dân làng, chòm xóm.
Khác với người tiền nhiệm Võ Văn Kiệt (sau khi ông Kiệt thôi làm thủ tướng, ông vẫn còn làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương một thời gian dài, sau này thôi luôn cố vấn ông Kiệt vẫn rất quan tâm và luôn luôn sẵn sàng lên tiếng, thể hiện quan điểm khác biệt so với các chính phủ kế nhiệm đặc biệt là chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng), ông Khải lại khá kín tiếng, và gần như không có bất kỳ một bài viết, đánh giá hay thể hiện quan điểm nào, ông cũng khá hạn chế tiếp xúc trực tiếp với báo chí, trên thực tế những năm cuối đời Phan Văn Khải đã hoàn toàn không còn can thiệp, tham gia vào bất cứ công vụ, chính sách điều hành nào của người kế nhiệm và các chính phủ tiếp sau.
Trước Tết Mậu Tuất 2018, ông Khải lâm trọng bệnh. Sau thời gian điều trị ở Singapore, ông được chuyển về bệnh viện Chợ Rẫy vào ngày 21/2/2018.
Ông từ trần vào lúc 1h30 ngày 17 tháng 3 năm 2018 tại nhà riêng ở xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 86 tuổi. Lễ tang được tổ chức theo nghi thức quốc tang, lễ viếng tổ chức vào các ngày 20 và 21 tháng 3 tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh), lễ truy điệu tổ chức vào ngày 22 tháng 3, sau đó thể theo di nguyện của ông và nguyện vọng của gia đình, ông đã được an táng cạnh vợ là bà Nguyễn Thị Sáu ngay trong khuôn viên nhà ông tại quê nhà.
Khen thưởng
Sáng ngày 7 tháng 11 năm 2006, tại Hoàng Cung Tokyo, Nhật Bản, đã diễn ra buổi lễ trọng thể trao tặng Huân chương Mặt trời mọc - huân chương cao quý nhất của Nhà nước Nhật Bản - cho nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.
Ngày 5 tháng 1 năm 2008, tại Văn phòng Chính phủ, ông được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao tặng Huân chương Sao Vàng trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu.
Sáng ngày 8 tháng 12 năm 2014, tại TP. Hồ Chí Minh, Đảng bộ Văn phòng Chính phủ đã tổ chức trang trọng Lễ trao tặng Huy hiệu 55 tuổi đảng cho ông Phan Văn Khải.
Gia đình
Phu nhân của ông là bà Nguyễn Thị Sáu, nguyên là Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh. Bà qua đời năm 2012. Theo các phương tiện thông tin đại chúng, ông có một con trai là ông Phan Minh Hoàn, và một con gái là bà Phan Thị Bạch Yến.
Cái chết
Vào Ngày 17 tháng 3 năm 2018, ông qua đời tại nhà của mình ở ngoại ô Thành phố Hồ Chí minh.