TRẦN Đại Quang

TRẦN
Đại
Quang

Cựu Tổng Thống

Ngày sinh: 12 October 1956 Tuổi

Date death: 21 September 2018 Tuổi

Tuổi khi chết: 61 năm

Nơi sinh: Thôn Lưu Quang, xã Quang Thiện, Kim Sơn, Ninh Bình, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Biểu tượng hoàng đạo: Quy mô

Nghề nghiệp: Сhính trị

Tiểu sử

Tiểu sử

Trần Đại Quang (12 tháng 10 năm 1956 – 21 tháng 9 năm 2018) là Chủ tịch nước thứ 8 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 2 tháng 4 năm 2016 đến ngày ông qua đời (ngày 21 tháng 9 năm 2018). Ông xuất thân Đại tướng Công an nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công an nhiệm kỳ 2011–2016. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông từng là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, XII; Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương và Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên từ 2011 đến 2016. Trần Đại Quang còn là Giáo sư ngành Khoa học an ninh, Tiến sĩ Luật học.

Thân thế

Trần Đại Quang sinh ngày 12 tháng 10 năm 1956 tại thôn Lưu Quang, xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Cha ông làm nghề đơm đó bắt cá trên sông, còn mẹ ông làm nghề bán chuối. Họ có sáu người con, 4 trai tên là Vinh (thứ nhất), Quang (sinh 1956, thứ 2), Sáng, Tỏ (út, sinh ngày 28 tháng 1 năm 1962), và hai con gái. Năm 1962, khi Trần Đại Quang mới vào tiểu học, em trai út Trần Quốc Tỏ mới sinh được 4 tháng thì cha mất. Do nhà quá nghèo, đông anh em, nên từ nhỏ Trần Đại Quang đã giúp mẹ làm nhiều việc nhà nông. Ông được nhận xét là học giỏi, chăm chỉ, điềm tĩnh, và trầm tính. Từ bé ông đã tầm vóc cao lớn hơn so với bạn bè cùng lứa tuổi.

Giáo dục

  • Trường cấp 3 Kim Sơn B (nay là Trường THPT Kim Sơn B), ở xã Như Hòa, Kim Sơn, Ninh Bình (chương trình học phổ thông lúc đó ở miền Bắc Việt Nam gồm có 10 năm).
  • Tháng 7 năm 1972 – tháng 10 năm 1972: học viên trường Cảnh sát nhân dân lúc gần tròn 16 tuổi (trường này lúc này đào tạo bậc trung học cho lực lượng cảnh sát nhân dân)
  • Tháng 10 năm 1972 – tháng 10 năm 1975: học viên Trường Văn hóa Ngoại ngữ Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an)
  • 1981 – 1986: Tốt nghiệp đại học hệ đào tạo tại chức 5 năm, ngành Trinh sát, trường Đại học An ninh nhân dân (nay là Học viện An ninh nhân dân).
  • Tháng 10 năm 1989 – tháng 4 năm 1991: học lý luận chính trị cao cấp tại Học viện Nguyễn Ái Quốc
  • 1991 – 1994: học Đại học Luật Hà Nội, hệ đào tạo tại chức.
  • 1994 – 1997: Nghiên cứu sinh tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
  • Năm 1996: Học vị Phó tiến sĩ Luật học, đề tài "Tăng cường quản lý nhà nước về an ninh quốc gia ở nước ta hiện nay", người hướng dẫn: PGS.PTS Trần Ngọc Đường, Hà Nội, 1996, 173 trang.
  • Năm 2003: được phong hàm Phó Giáo sư
  • Năm 2009: được phong hàm Giáo sư ngành khoa học an ninh
  • Ngoại ngữ: Cao học tiếng Trung Quốc

Sự nghiệp chính trị

Hoạt động trong ngành Công an

  • Tháng 10 năm 1975 – tháng 11 năm 1976: cán bộ Cục Bảo vệ chính trị I, Bộ Nội vụ.
  • Tháng 12 năm 1978 – tháng 9 năm 1982: cán bộ Cục Bảo vệ chính trị II, Bộ Nội vụ
  • Ngày 26 tháng 7 năm 1980: gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam, trở thành đảng viên chính thức ngày 26/07/1981
  • Tháng 9 năm 1982 – tháng 6 năm 1987: Phó trưởng phòng Nghiệp vụ, Cục Bảo vệ chính trị II, Bộ Nội vụ.
  • Tháng 6 năm 1987 – tháng 6 năm 1990: Trưởng phòng nghiệp vụ, Trưởng phòng Tham mưu, Cục Bảo vệ chính trị II, Bộ Nội vụ
  • Tháng 6 năm 1990 – tháng 9 năm 1996: Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh, Tổng cục An ninh
  • Tháng 9 năm 1996 – tháng 10 năm 2000: Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục An ninh, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh
  • Tháng 10 năm 2000 – tháng 4 năm 2006: Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an
  • Năm 2003: được phong hàm Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam ở độ tuổi 47
  • Tháng 4 năm 2006 – tháng 1 năm 2011: Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 10 của Đảng Cộng sản Việt Nam được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá 10.
  • Ngày 25 tháng 4 năm 2007, ông được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam thăng quân hàm từ Thiếu tướng lên Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam cùng 11 người khác là Trương Hòa Bình, Đặng Văn Hiếu, Trịnh Lương Hy, Phạm Văn Đức, Nguyễn Xuân Xinh, Sơn Cang, Lê Văn Thành, Hoàng Đức Chính, Phạm Nam Tào, Vũ Hải Triều, Nguyễn Văn Thắng. Lúc này ông đang là Thứ trưởng Bộ Công an.
  • Tháng 1 năm 2011: Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.
  • Ngày 2 tháng 8 năm 2011: Buổi sáng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc tờ trình trước Quốc hội Việt Nam đề cử ông làm Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam mới trong chính phủ mới của ông thay cho ông Lê Hồng Anh. Ông Nguyễn Tấn Dũng trước đó vào ngày 26 tháng 7 năm 2011 đã được Quốc hội Việt Nam khóa XIII bầu lại làm thủ tướng với 94% phiếu bầu.
  • Ngày 3 tháng 8 năm 2011: Quốc hội Việt Nam khóa XIII trong Kỳ họp thứ nhất đã phê chuẩn ông làm Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam với số phiếu thuận chiếm 95%. Ông cùng với 25 thành viên khác trong chính phủ mới của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra mắt nhậm chức vào buổi sáng cùng ngày.
  • Ngày 30 tháng 8 năm 2011: được Bộ Chính trị chỉ định làm Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2010–2015.
  • Ngày 5 tháng 12 năm 2011: được Chủ tịch nước TRƯƠNG Tấn Sang phong hàm Thượng tướng Công an nhân dân.
  • Ngày 29 tháng 12 năm 2012: được Chủ tịch nước TRƯƠNG Tấn Sang phong hàm Đại tướng Công an nhân dân.

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII tỉnh Ninh Bình

  • Ngày 22 tháng 5 năm 2011: Trần Đại Quang ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam lần đầu tiên và đã trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII nhiệm kì 2011–2016, thuộc đoàn đại biểu tỉnh Ninh Bình ở đơn vị bầu cử số 1, gồm huyện Nho Quan, huyện Gia Viễn, huyện Hoa Lư và thành phố Ninh Bình với tỉ lệ 92,08% số phiếu hợp lệ, cao nhất trong ba người trúng cử ở đơn vị bầu cử này, hai người kia là bà Nguyễn Thị Thanh (81,36%) và bà Lưu Thị Huyền (60,09%).

Chủ tịch nước Việt Nam khóa XIII

  • Từ ngày 20 tháng 01 năm 2016 đến ngày 28 tháng 1 năm 2016: Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Trần Đại Quang được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XII, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.
  • Ngày 14 tháng 01 năm 2016: tại Hội nghị lần thứ 14, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI, ông được đề cử giữ chức Chủ tịch nước.
  • Ngày 31 tháng 3 năm 2016: Buổi chiều, Quốc hội khóa XIII bỏ phiếu thông qua việc miễn nhiệm Chủ tịch nước đối với ông TRƯƠNG Tấn Sang với 90,49% tán thành, 5,26% không tán thành. Cụ thể, có 447/474 ĐB có mặt đồng ý, 26 không đồng ý. Ông TRƯƠNG Tấn Sang cũng đồng thời thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
  • Ngày 2 tháng 4 năm 2016: Buổi sáng, tại kỳ họp thứ 11 của Quốc hội Việt Nam khóa XIII, Trần Đại Quang được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (bỏ phiếu kín, tổng số đại biểu Quốc hội là 494, số đại biểu Quốc hội có mặt là 483, số phiếu hợp lệ là 481, số phiếu không hợp lệ là 2, số phiếu đồng ý là 452, số phiếu không đồng ý là 29 phiếu)... Sự việc Quốc hội khóa XIII bầu mới Chủ tịch nước khi nhiệm kì Quốc hội chỉ còn ít ngày đã gây xôn xao trong dư luận Việt Nam. Trong nhiệm kì của Quốc hội Việt Nam khóa XIII từ năm 2011 tới 2016 có tới hai vị chủ tịch nước là Trương Tấn Sang và sau đó là Trần Đại Quang.
  • Ngày 8 tháng 4 năm 2016: Trần Đại Quang được Quốc hội Việt Nam khóa XIII miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Công an.
  • Ngày 13 tháng 4 năm 2016: ông thôi giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, thay thế ông là Thượng tướng Tô Lâm.

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 22 tháng 5 năm 2016: Trần Đại Quang lần thứ hai ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam và trúng cử đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016–2021, ở đơn vị bầu cử số 1 thành phố Hồ Chí Minh gồm quận 1, quận 3 và quận 4 được 293.079 phiếu, đạt tỷ lệ 75,08% số phiếu hợp lệ (cao nhất trong 3 người trúng cử ở đơn vị này, 2 người kia là Ngô Tuấn Nghĩa (236.576 phiếu, 60,60%) và Lâm Đình Thắng (233.880 phiếu, 59,91%)). Ông là một trong 30 đại biểu quốc hội Việt Nam thuộc đoàn thành phố Hồ Chí Minh.

Giải thích nguyên nhân chưa có Luật biểu tình

Ngày 26 tháng 4 năm 2017, tại buổi tiếp xúc cử tri quận 1, quận 3, quận 4 TPHCM, Trần Đại Quang khẳng định Luật biểu tình được Quốc hội coi trọng nhưng chất lượng của dự án Luật của cơ quan soạn thảo kém nên bị trì hoãn để tham khảo thế giới. Ông cũng cho biết cần sửa đổi luật đất đai vì có nhiều vụ kiện, khiếu nại liên quan đến đất đai.

Đề nghị kê biên tài sản đối tượng bị điều tra tham nhũng từ sớm

Tại buổi tiếp xúc cử tri sáng ngày 7 tháng 7 năm 2017 ở Thành phố Hồ Chí Minh, Trần Đại Quang cho biết giải pháp chống tham nhũng là kê biên tài sản của đối tượng bị điều tra tội tham nhũng ngay từ khi vừa khởi tố vụ án.

Chiều ngày 13 tháng 10 năm 2017, ông có buổi tiếp xúc cử tri tại Hội trường Quận ủy Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, dập tắt tin đồn ông có vấn đề về sức khỏe trước đó.

Xin phép vắng mặt tiếp xúc cử tri

Sáng ngày 5 tháng 5 năm 2018, tại buổi tiếp xúc cử tri các Quận 1, Quận 3, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh trước kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 14, theo lời Phan Nguyễn Như Khuê, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Trần Đại Quang báo cáo, xin phép vắng mặt tiếp xúc cử tri với lí do bận công tác nước ngoài và đang chuẩn bị cho Hội nghị trung ương 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 12.

Về việc ban hành Luật biểu tình và báo cáo Quốc hội

Ngày 19 tháng 6 năm 2018, tại buổi tiếp xúc cử tri quận 1, quận 3, quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh sau kì họp thứ 5 Quốc hội 14, trước chất vấn của cư tri Lê Văn Sỹ, Lê Sỹ Đậu (quận 4) cần sớm có Luật biểu tình, và yêu cầu Quốc hội trực tiếp soạn thảo luật biểu tình chứ không giao cho Bộ Công an Việt Nam soạn thảo, một số tờ báo đưa tin rằng ông Trần Đại Quang đã bày tỏ sự đồng tình với ý kiến này và hứa sẽ báo cáo Quốc hội ban hành.

Khi báo Tuổi trẻ đăng tin này thì Bộ Thông tin và truyền thông đã yêu cầu Tuổi trẻ thay tiêu đề bài báo và xóa trích dẫn của ông Trần Đại Quang, sau đó ra quyết định đình bản tạm thời hoạt động báo Tuổi trẻ Online trong 3 tháng, xử phạt 220 triệu đồng vì lý do đăng tin giả, và ông Trần Đại Quang không hề nói vậy. Một số tờ báo khác cũng bị xử phạt ở mức nhẹ hơn

Chủ tịch nước Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016–2021

Ngày 25 tháng 7 năm 2016: Buổi sáng, sau khi Chủ tịch Quốc hội khóa XIV Nguyễn Thị Kim Ngân đọc tờ trình giới thiệu Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước (ứng cử viên duy nhất), Quốc hội Việt Nam khóa XIV đã bỏ phiếu bầu Chủ tịch nước nhiệm kì 2016–2021. Kết quả công bố vào buổi chiều cùng ngày, ông nhận được 485 phiếu thuận trong số 487 đại biểu quốc hội có mặt (2 đại biểu không biểu quyết) trong tổng số 494 đại biểu quốc hội khóa XIV, đắc cử chức Chủ tịch nước với 98,18% số phiếu tán thành. Ông tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước vào buổi chiều cùng ngày.

Ngày 30 tháng 7 năm 2016: Trần Đại Quang thôi giữ chức Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên của Đảng Cộng sản Việt Nam, thay thế ông là Thượng tướng Tô Lâm

Ngày 13 tháng 8 năm 2016: ông được Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam phân công giữ chức Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nhiệm kỳ 2016–2021.

Cái chết

Tổng thống Việt Nam Trần Đại Quang qua đời lúc 10:05 sáng ngày 21 tháng 9 năm 2018 ở tuổi 61 tại một Bệnh viện Quân Đội Hà nội sau một căn bệnh hiểm nghèo.

Người đứng đầu sở y tế trung ương Của đất nước, Nguyễn Quốc Chieu, nói Rằng Chân Đại Quang đã chết vì một căn bệnh hiếm gặp mà chưa có thuốc.

Xếp hạng GlobalVN.biz

Chiếm vị trí
Chủ yếu
№125
Chủ yếu
Chiếm vị trí
Quả cầu
№43
Trong xếp hạng
Chính trị và Hành chính
Quả cầu
Chiếm vị trí
№33
Trong xếp hạng
Сhính trị
Nghề nghiệp

Được đề cập cùng nhau

diễn viên
1 địa điểm
Diễn viên hài
2 địa điểm
Ca sĩ
3 địa điểm
Ca sĩ
4 địa điểm
Ca sĩ
5 địa điểm

thống kê hồ sơ

đề cập
lượt xem
Xếp hạng công ty
Đảng Cộng sản Việt Nam
17 Người
Bộ Ngoại giao Việt Nam
3 Người
Bộ Giáo dục và Đào tạo
1 Người
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1 Người
Bộ Tài Chính
1 Người
Bộ Xây dựng Việt Nam
1 Người
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1 Người
CDC Hà Nội
0 Người
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
0 Người

Giới doanh nhân Việt Nam


GlobalVN.biz đặc biệt quan tâm đến hoạt động của những người nổi tiếng: chính trị gia, quan chức, doanh nhân, chủ ngân hàng, nhân vật văn hóa, doanh nhân biểu diễn và thể thao. Ý kiến ​​của họ phần lớn quyết định sự phát triển của đời sống chính trị, xã hội và kinh tế của Việt Nam. Phần này liên tục được các nhà báo của chúng tôi chỉnh sửa cho phù hợp với thông tin. Tại đây bạn có thể tìm thấy thông tin về các CEO và chủ tịch của các công ty hàng đầu Việt Nam, các quan chức và nhân vật công chúng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của khu vực.
Mục tiêu của dự án là tạo ra một không gian thông tin thoải mái cho tất cả những người tham gia thị trường, cũng như giúp độc giả làm quen với giới doanh nhân Việt Nam.
Chúng tôi đã tạo ra một cơ sở dữ liệu ấn tượng về người dân Việt Nam, chứa thông tin về con đường sự nghiệp, học vấn và các thông tin quan trọng khác về một người.
Nhờ tính năng tự động tính số về đề cập của một người trong tin tức của các phần Tin tức Việt Nam ” và “Thông cáo báo chí Việt Nam” trên cổng thông tin điện tử, xếp hạng mức độ phổ biến và ảnh hưởng của người đó được hình thành. Nhóm GlobalVN.biz giám sát các thay đổi xếp hạng và thưởng cho những người tham gia dự án vì thành công của họ. Nhìn chung, xếp hạng của những người tham gia dựa trên phân tích chuyên sâu về hoạt động của các dịch vụ PR của những người nổi tiếng, đồng thời phản ánh trạng thái định tính của lĩnh vực thông tin được hình thành bởi các dịch vụ truyền thông và báo chí xung quanh tổ chức.
“Doanh nhân Việt Nam” là dự án về những người mà bằng ý tưởng, lời nói và việc làm của mình có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và thịnh vượng của Việt Nam.
Potapova Alena

Giám đốc phát triển
Dân số
8169168448
Chết trong vòng một năm
52971914
sinh vào một năm
130320284