Việt Nam phòng chống dịch không nhất thiết phải dựa vào các khuyến cáo quốc tế
Việt Nam phòng chống dịch kh...
Đăng ký vào bản tin

Việt Nam phòng chống dịch không nhất thiết phải dựa vào các khuyến cáo quốc tế

4 January 2021
2718
7 phút.
5
Việt Nam phòng chống dịch không nhất thiết phải dựa vào các khuyến cáo quốc tế

"Tại sao Bộ Chính trị Trung ương Trung Quốc phải họp khẩn vào mùng Một Tết? Tại sao phải phong toả huyện Vũ Hán?"... - Chính phủ Việt Nam đã nêu ra hàng loạt phản biện khi chuyên gia quốc tế nhận định rằng Covid-19 không quá nguy hiểm

Vị Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - ông Mai Tiến Dũng thẳng thắn chia sẻ về những biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trong năm 2020 và định hướng trong thời gian sắp tới.

Chính phủ triển khai phòng chống dịch cao hơn một mức so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thời điểm đầu năm 2020 dựa tren cơ sở nào

Đại dịch Covid-19 bắt nguồn từ Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc. Trước dịp Tết Nguyên đán 2020, có nhiều ý kiến của chuyên gia quốc tế nhận định rằng dịch bệnh này không lây nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên, khi Chính phủ Việt Nam thảo luận, chúng tôi không cho quan điểm này là đúng. Chúng tôi phản biện lại và khẳng định rằng Việt Nam cần có các biện pháp phòng chống dịch từ sớm.

Nếu dịch bệnh Covid-19 không có gì nguy hiểm, không lây lan từ người sang người thì hà cớ gì mà Bộ Chính trị Trung Quốc phải họp khẩn vào mùng Một Tết Nguyên đán? Nếu Covid-19 không nguy hiểm, tại sao Trung Quốc lại cho phong tỏa Vũ Hán? Nếu không nguy hiểm, tại sao hơn 5 triệu người dân đang sinh dống ở Vũ Hán đã tìm cách thoát ra khỏi thành phố trước khi lệnh phong tỏa có hiệu lực, trong khi phần đa những người này đều là những người có hiểu biết, có điều kiện kinh tế khá giả? Tại sao Trung Quốc phải tức tốc thành lập hai bệnh viện dã chiến quy mô lớn là Hỏa Thần Sơn và Lôi Thần Sơn ở ngay Vũ Hán? Tại sao số ca bị nhiễm, số ca bệnh chết không ngừng tăng cao và nhanh ở thời điểm đó?...

Căn cứ vào những câu hỏi đó, Văn phòng Chính phủ đã báo cáo Thủ tướng cần thiết phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 ở mức cao hơn khuyến cáo của WHO. Ngay chiều mùng 3 Tết, Thủ tướng chủ trì cuộc họp khẩn, đưa ra thông điệp toàn dân phòng chống dịch bệnh. Công điện số 05 của Thủ tướng công bố vào ngày 28/1/2020, tức mùng 4 Tết Nguyên đán Canh Tý đã nêu lên rất rõ những biện pháp quyết liệt, như ngừng cấp phép tạm thời đối với các chuyến bay từ Việt Nam đến các khu vực có dịch của Trung Quốc và ngược lại; đẩy mạnh phòng chống dịch bệnh cho các hành khách trên các phương tiện giao thông vận tải; giao Bộ Y tế khẩn trương hoàn thành kịch bản ứng phó với đại dịch, đảm bảo đầy đủ thuốc, trang thiết bị y tế đạt yêu cầu,...

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng sớm đưa ra chỉ đạo "chống dịch như chống giặc", toàn dân phải cùng nhau tham gia việc này. Trong suốt năm 2020, thực tiễn đã chứng minh rằng nếu không nhờ có sự nỗ lực hết mình của lực lượng quân đội, công an sát cánh bên cạnh đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế thì việc phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam không thể thành công như vậy được.

Kiểm soát thành công đại dịch Covid-19 đưa Việt Nam trở thành một trong số rất ít quốc gia trên thế giới duy trì mức tăng trưởng dương, trong khi nhiều quốc gia khác tăng trưởng âm.

Cuộc thảo luận căng thẳng của Chính phủ

Trong suốt một năm dài đằng đẵng ứng phó với bệnh dịch, có những thời điểm sự căng thẳng và lo lắng đẩy lên cao. Đơn cử như trong cuộc họp, chúng tôi có đề cập đến vấn đề đóng cửa biên giới, đóng cửa các con đường mòn nhưng để thực hiện điều này không hề đơn giản. Rất nhiều ý kiến được đưa ra để phản biện vì sao phải đóng, đóng rồi sau mở lại sẽ như thế nào? Ngay cả đối với vấn đề tạm dừng các chuyến bay đến Trung Quốc, hay sau đó là các vùng có dịch như ở Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, châu Âu... cũng đều thảo luận tương tự như vậy.

Giả sử như chỉ thị số 15, 16 của Thủ tướng Chính phủ (đưa ra cuối tháng 3/2020) không chỉ đạo những giải pháp quyết liệt, đặc biệt là việc giãn cách xã hội thì tình sẽ có thể rất khác so với hiện nay.

Nhớ lại trong tháng 2/2020 chỉ có 16 ca bệnh, nhưng chỉ trong vòng 20 ngày (từ ngày 6/3 đến 26/3), đã có tới 137 ca nhiễm mới trên 23 tỉnh, thành phố, tổng số ca nhiễm bệnh lên con số 153. Xuất hiện vấn đề gây lo lắng hơn nữa là đã có hiện tượng lây nhiễm giữa các cán bộ y tế, xuất hiện lây nhiễm trong cộng đồng, nhiều nhất là tại một số tỉnh, thành phố lớn.

Lúc đó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu triển khai hàng loạt các biện pháp trong chỉ thị 15, đáng chú ý nhất là việc tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ, trừ các cửa hàng kinh doanh các loại mặt hàng, dịch vụ thiết yếu; tiếp tục việc kiểm soát chặt chẽ mọi trường hợp nhập cảnh vào Việt nam. Đến khi chỉ thị 16 được ban hành thì Thủ tướng yêu cầu thực hiện việc cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày. Chỉ thị 15, 16 được ban hành chỉ cách nhau 3 ngày cho thấy được tinh thần khẩn trương ở thời điểm lúc đó.

Song song đó là hàng loạt những biện pháp được Chính phủ chỉ đạo rất quyết liệt trong thời gian ngắn bao gồm việc bắt buộc tất cả hành khách nhập cảnh vào Việt Nam phải thực hiện cách ly 14 ngày từ cuối tháng 3/2020; tạm dừng việc nhập cảnh với các quốc gia khác (trừ nhà ngoại giao, chuyên gia, người thi hành công vụ) và người Việt Nam cùng thân nhân từ cuối tháng 3/2020; tạm dừng toàn bộ các đường bay thương mại với các quốc gia khác từ đầu tháng 4...

Giải thích về cụm từ "cách ly xã hội"

Ở thời điểm mới áp dụng thực hiện, việc sử dụng từ ngữ như thế nào về khái niệm cách ly xã hội hay là giãn cách xã hội là rất khó, bởi đây là một vấn đề hoàn toàn mới. Nhưng có thể tạm hiểu yêu cầu này là "người nào ở nhà nào thì ở tại nhà người đó, xã nào ở tại xã đó, huyện nào ở tại huyện đó"... Đồng thời, nếu lực lượng chức năng phát hiện ra ca nhiễm bệnh mới ở khu vực nào thì phải quản lý, khoanh vùng khu vực đó, trên cơ sở "đám lửa to thì khoanh to, đám lửa nhỏ thì khoanh nhỏ". Nhờ cách làm như vậy, chúng ta mới có thể vừa phòng chống dịch, vừa phục hồi và phát triển kinh tế.

Nhìn lại những ngày tháng chống dịch đã qua, chúng ta đều thừa nhận rằng các chỉ đạo của lãnh đạo các cấp có thẩm quyền trong từng vấn đề cụ thể đều cần thiết và đúng đắn. Nếu Việt Nam chỉ đơn giản thực hiện theo các khuyến cáo của WHO tại thời điểm đó thì thật khó để lường hết được những gì sẽ xảy ra. Bởi nếu bệnh dịch bùng phát trên diện rộng, Việt Nam sẽ có nguy cơ cao khủng hoảng về thiết bị y tế. Cả nước chỉ có 5.000 máy thở, nhưng rải rác khắp các bệnh viện lớn nhỏ. Nếu bệnh dịch bùng phát trên diện rộng thì đào đâu ra thiết bị y tế phục vụ cho công tác điều trị. Khi đó, sẽ không thể tránh khỏi những ảnh hưởng nặng nề đè nặng lên sức khỏe và tính mạng của người dân.

Ngay từ khi những ngày đầu phòng chống dịch, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra thông điệp "hy sinh" về mặt kinh tế để đảm bảo an toàn sức khỏe và tính mạng của người dân. Với chủ trương đúng đắn, Việt Nam đã khống chế dịch bệnh thành công, tạo điều kiện để đón thêm nhiều lượt công dân bị mắc kẹt ở nước ngoài trở về. Chúng ta cũng cho phép các chuyên gia, doanh nghiệp, nhà đầu tư vào làm ăn, đầu tư, kinh doanh.

Chủ trương phòng chống Covid-19 và phát triển kinh tế, xã hội của Chính phủ trong năm 2021

Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đề ra quyết tâm thực hiện mục tiêu kép, vừa tập trung vào việc phục hồi phát triển kinh tế xã hội, vừa đồng thời thực hiện nghiêm ngặt việc phòng chống dịch bệnh, quyết không để dịch hoành hành trong đất nước.

Trong suốt quá trình như vậy, Chính phủ đã nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Khi họ đã tiến vào, thủ tục được giải quyết rất nhanh chóng. Văn phòng Chính phủ tiếp nhận hồ sơ và giải quyết chỉ trong 1 đến 2 ngày là cho phép nhập cảnh. Các cơ quan chịu trách nhiệm cấp visa, giấy phép lao động, quản lý việc cách ly... phối hợp rất chặt chẽ, nhanh chóng. Chủ trương này đã góp phần rất lớn mang lại sự thành công trong năm 2020.

Vì vậy, bước sang năm 2021, Chính phủ tiếp tục chủ trương thực hiện mục tiêu kép một cách quyết liệt hơn nữa, đó là vừa phòng chống dịch nghiêm ngặt, đặc biệt là trên các tuyến đường khu vực biên giới đường bộ, quản lý chặt chẽ lượng người nhập cảnh... đồng thời phát triển sản xuất và kinh doanh. Việt Nam không thể vì để không có thêm ca bệnh Covid-19 mà đóng cửa hoàn toàn. Chúng ta phải phòng chống dịch, nhưng vẫn phải phát triển kinh tế và xã hội.

Liên quan đến việc vaccine phòng Covid-19, hiện nay Việt Nam và một số quốc gia đã sản xuất được và cũng đã tiến hành tiêm thử nghiệm trên người. Việc các đơn vị nội địa sản xuất được vaccine là rất tích cực, để có thể chủ động nguồn cung ứng. Nhưng trong trường hợp chưa có vaccine sớm thì tinh thần của Thủ tướng chỉ đạo là sẽ phải mua từ nước ngoài. Khi đã có được vaccine đủ yêu cầu, Chính phủ sẽ khuyến khích người dân tiêm phòng. Những đối tượng nào được ưu tiên tiêm, chính sách như thế nào thì lúc đó sẽ ra thông báo cụ thể. Gia đình chính sách, những người có công, hộ nghèo... có thể được đề xuất với Thủ tướng Chính phủ để điều chỉnh chính sách hỗ trợ tiêm vaccine cho phù hợp.

Những người trong tin tức2 và Các công ty trong tin tức3 trên bản tin tức

Chính trị gia
1 địa điểm
Cựu Thủ Tướng của đất nước
2 địa điểm
Bộ Công an
1 địa điểm
Bộ Y tế Việt Nam
3 địa điểm
Phần:

Tin tức Việt Nam


GlobalVN.biz News là nơi cập nhật thông tin mới nhất, cập nhật nhất về các sự kiện nổi bật đã diễn ra trong khu vực. Nhiệm vụ của news feed của nguồn là truyền tải đến người đọc thông tin về các sự kiện quan trọng trong kinh doanh, chính trị, kinh tế, y tế, văn hóa và các lĩnh vực khác của đời sống tại Việt Nam với độ chính xác và khách quan tối đa.
GlobalVN. biz news là tin tức về các quá trình kinh tế, diễn ra ở Việt Nam, những tin tức mới nhất về đời sống xã hội, các sự kiện và tổng quan về các sự kiện chính trị. Tin tức Việt Nam là thông tin về hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, công việc của nhà ở và dịch vụ xã hội, và việc thực hiện các dự án quan trọng. Các nhà báo của trang web không chỉ mô tả cuộc sống của khu vực mà còn nói về tình trạng hiện tại của nền kinh tế Việt Nam. Mọi thứ bạn cần biết về những đổi mới trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp, kinh tế và chính phủ đều được thu thập trong mục "Tin tức" trên GlobalVN.biz.
Tin tức Việt Nam thông tin kịp thời đến người đọc, phản ánh bức tranh thực tế và gợi mở những vấn đề thời sự. Giao tiếp với các cơ cấu chính phủ và doanh nghiệp cho chúng tôi cơ hội cung cấp cho độc giả những tài liệu đáng tin cậy, giàu thông tin.
Trang chính của cổng thông tin chứa các tin tức quan trọng của Việt Nam!
Potapova Alena

Giám đốc phát triển
Dân số
8172891013
Chết trong vòng một năm
55521307
sinh vào một năm
136592242