Bốn thách thức lớn nhất đối với dân số Việt Nam bao gồm tình trạng chênh lệch mức sinh giữa các vùng, già hóa, mất cân bằng giới tính khi sinh và chất lượng dân số thấp
Ông Nguyễn Trường Sơn - hiện là Thứ trưởng Bộ Y tế đã nêu lên những nhận xét như vậy tại lễ Hưởng ứng ngày Dân số Việt Nam (26/12), được diễn ra ngày 24/12 ở TP Hà Nội. Thứ trưởng nhận định rằng công tác dân số ở Việt Nam đang gặp phải rất nhiều thách thức rất lớn cả về cơ cấu, quy mô và chất lượng dân số.
"Bắt đầu từ việc chỉ tập trung vào giải quyết vấn đề kế hoạch hóa gia đình nhằm ổn định quy mô toàn bộ dân số, thì nay công tác dân số cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc giải quyết toàn diện tất cả các vấn đề về cơ cấu, quy mô, lẫn tỉ lệ phân bố, nhất là công tác nâng cao chất lượng dân số", Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói.
Mức sinh đang có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng, miền và tỉnh, thành phố. Có những nơi mức sinh hạ xuống rất thấp như một số tỉnh, thành phố thuộc khu vực đông nam bộ và khu vưc đồng bằng sông Cửu Long. Trong khi đó ngược lại, các tỉnh miền núi khu vực phía bắc, bắc trung bộ và vùng duyên hải miền trung, Tây Nguyên, mức sinh vẫn còn ở mức rất cao.
Tại TP Hồ Chí Minh, tỷ lệ sinh chỉ đạt con số 1,39 con trên một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Tỷ lệ này ở các tỉnh như Hà Tĩnh và Nghệ An là 2,75-2,83.
"Ngoài ra, tỉ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh ngày càng diễn ra ở mức nghiêm trọng và lan rộng", Thứ trưởng Sơn cảnh báo.
Vào năm 2013, tỷ lệ giới tính khi sinh trên cả nước là 113,8 bé trai/100 bé gái. Đến cuối năm 2018, tỷ số này thay đổi thành 114,9/100. Năm 2019 khả quan hơn khi giảm nhẹ xuống còn 111,5/100.
Ở khu vực châu Á, Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai, xếp sau Trung Quốc về sự chênh lệch giới tính khi sinh.
Mặt khác, Việt Nam cũng là nước có tốc độ già hóa dân số thuộc diện nhanh nhất thế giới nhưng chưa thể tìm được hệ thống giải pháp để thích ứng. Những lợi thế về mặt dân số vàng chưa được khai thác đúng mức và phát huy hiệu quả. Từ đầu năm 2011, Việt Nam đã bắt đầu tiến vào giai đoạn dân số già hóa khi số người trên 60 tuổi chiếm tỉ lệ xấp xỉ 10%. Vào năm 2019, tỷ lệ này thậm chí còn cao tới 12%. Dự báo đến hết năm 2038, số người trên 60 tuổi chiếm tỉ lệ trên 20% tổng dân số. Khi đó, Việt Nam sẽ chính thức chuyển sang giai đoạn dân số già.
Theo tình hình đó Việt Nam chỉ mất khoảng 30 năm để chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang giao đoạn dân số già, ít hơn rất nhiều so với các nước có nền kinh tế phát triển. Pháp cần tới 115 năm, Thụy Điển mất 85 năm, Mỹ là 69 năm, cho quá trình chuyển đổi từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già.
Về vấn đề chất lượng dân số, người Việt có tuổi thọ trung bình thuộc diện cao (trung bình là 73,5 tuổi), tuy nhiên, tỉ lệ số năm sống khỏe mạnh lại thấp hơn so với nhiều nước khác. Số năm một phụ nữ chung sống với bệnh tật trung bình là khoảng 11 năm và nam giới là khoảng 8 năm. Trung bình mỗi người cao tuổi mắc ba căn bệnh, đa phần là các bệnh không lây nhiễm và đòi hỏi quá trình điều trị, chăm sóc kéo dài.
Bên cạnh những thách thức lớn này, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cũng cho biết Việt Nam đã duy trì được mức sinh thay thế trong suốt 14 năm qua. Tỷ lệ tăng dân số hằng năm trung bình từ 1,05 tới 1,15%, hiện quy mô toàn bộ dân số Việt Nam đạt gần 96,5 triệu người. Tình trạng bị suy dinh dưỡng, tử vong của các bà mẹ và trẻ nhỏ đều được giảm mạnh. Tầm vóc và thể lực trung bình của người Việt cải thiện nhiều.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đề nghị các tỉnh và thành phố dành ra môt phần nguồn lực để hỗ trợ cho công tác dân số, đáp ứng kịp thời các yêu cầu nảy sinh từ thực tiễn.