Cạnh tranh khốc liệt, nhiều siêu thị toàn cầu biến mất khỏi Việt Nam
Cạnh tranh khốc liệt, nhiều ...
Đăng ký vào bản tin

Cạnh tranh khốc liệt, nhiều siêu thị toàn cầu biến mất khỏi Việt Nam

6 March 2021
2630
5 phút.
2
Cạnh tranh khốc liệt, nhiều siêu thị toàn cầu biến mất khỏi Việt Nam

Big C, Trần Anh, Viễn Thông A, Metro,... là những đại gia bán lẻ đình đám một thời đã mất tích khỏi thị trường Việt Nam sau những thương vụ mua bán

Những thương vụ nghìn tỷ

Lấy lý do "tái định vị thương hiệu", Tập đoàn Central Retail (Thái Lan) đã đổi tên 7 siêu thị Big C thành Tops Market và 5 đại siêu thị Big C thành GO!. Như vậy sau gần 22 năm gắn bó với người tiêu dùng Việt Nam, thương hiệu Big C sẽ sớm không còn hiện diện tại thị trường bán lẻ. 

Cái tên Big C quá đỗi quen thuộc với người Việt vì nó đã hiện hữu từ lâu dưới thời Tập đoàn Casino (Pháp). Nhiều khách hàng Việt mặc định Big C là một siêu thị luôn cung cấp các sản phẩm giá rẻ hơn so với thị trường.

Vào năm 2016, Tập đoàn Casino bán toàn bộ hệ thống siêu thị Big C cho Central Group (Thái Lan) với tổng giá trị hơn 1 tỷ USD. Sau khi kết thúc thương vụ này, tập đoàn Thái Lan lên kế hoạch đổi tên trong năm 2017. Mặc dù thế, đến nay, kế hoạch trên của đại gia Thái Lan mới được hoàn tất dù có quyền sử dụng thương hiệu này trong 10 năm.

Trước khi mua lại Big C, Metro Cash & Carry cũng được tập đoàn này mua lại và đổi tên thành MM Mega Market, thế nhưng tỷ phú Thái Lan chưa thể cải thiện kết quả kinh doanh không tốt của hệ thống phân phối này.

Năm 2015, chuỗi siêu thị bán sỉ Metro Cash & Carry (Đức) gây bất ngờ khi quyết định bán lại mảng kinh doanh tại thị trường Việt Nam và Thái Lan. Tập đoàn TCC của Thái Lan đã quyết định trả 655 triệu euro để mua lại 19 trung tâm Metro Việt Nam.

Sau Maximark, Fivimart, Ocean Mart tiếp tục bị xóa tên khỏi thị trường bán lẻ Việt Nam, sau khi được sáp nhập vào hệ thống siêu thị Vinmart. 23 siêu thị Fivimart được sang tên thành Vinmart từ tháng 10/2018.

Auchan - một thương hiệu bán lẻ khác của Pháp cũng đã đóng cửa siêu thị ở Việt Nam năm 2019. Auchan tiến vào Việt Nam từ 2015, phát triển được 18 siêu thị tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Tây Ninh.

Tại lĩnh vực điện máy, thương hiệu đình đám một thời là Trần Anh cũng chịu chung số phận. Năm 2018, Thế Giới Di Động mua lại gần 23,6 triệu cổ phần tương đương 95,2% vốn điều lệ của CTCP Thế giới số Trần Anh, chủ sở hữu chuỗi điện máy Trần Anh.

Trần Anh là thương hiệu bán lẻ rất lớn với hệ thống 34 siêu thị. Sau khi bị mua lại, điện máy Trần Anh đã chính thức trở thành thương hiệu con của Điện Máy Xanh. Đây được xem là một trong những thương vụ M&A chấn động của thị trường điện máy Việt Nam.

Một cái tên khác trong mảng điện tử là Viễn Thông A cũng đã biến mất trên thị trường. Cuối năm 2018, Vingroup mua lại gần 65% cổ phần Viễn thông A nhằm mở rộng cho thương hiệu Vinpro. Tuy nhiên, chỉ sau một năm, toàn bộ hệ thống siêu thị điện máy VinPro bị giải thể. Viễn thông A được người tiêu dùng biết đến là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực thương mại thiết bị điện tử, điện thoại di động với gần 200 cửa hàng lớn trên toàn quốc.

Ở lĩnh vực cửa hàng tiện lợi, thương hiệu Shop&Go đã hoàn toàn biến mất sau khi về tay Vingroup với giá chỉ 1 USD. Cửa hàng đầu tiên của Shop&Go ra đời vào năm 2006 trên đường Hai Bà Trưng, Q.1 TP Hồ Chí Minh với đặc trưng là mở cửa 24/24 giờ mỗi ngày, chủ yếu kinh doanh các mặt hàng từ thực phẩm chế biến, công nghiệp cho đến hóa mỹ phẩm.

Những năm 2010, Shop&Go được biết đến là chuỗi cửa hàng tiện lợi có mạng lưới lớn nhất tại Việt Nam. Đến năm 2013, chuỗi cửa hàng này cán mốc 100 cửa hàng trong khi những đối thủ khác chưa tới 30 điểm.

Cạnh tranh khốc liệt

Giới chuyên gia cho rằng việc duy trì cùng một lúc hai thương hiệu sẽ làm cho các doanh nghiệp thương mại phải chi nhiều hơn vào hoạt động marketing và định vị khách hàng mục tiêu bị phân tán. Trái lại, việc hợp nhất sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường sự hiện diện của một thương hiệu. 

Bán lẻ tại Việt Nam từng được ví như gà đẻ trứng vàng, được Hãng A.T.Kearney nổi tiếng xếp hạng là thị trường có chỉ số phát triển bán lẻ đứng thứ 6 trên toàn cầu. Thống kê của Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam cho biết, tổng mức bán lẻ của thị trường bán lẻ Việt Nam đang tăng mạnh trong các năm qua.

Với thị trường có gần 100 triệu dân, mức thu nhập ngày càng cao, nền kinh tế phát triển ổn định, giới phân tích đánh giá Việt Nam sẽ tiếp tục là một thị trường bán lẻ hàng hóa đầy tiềm năng. Nếu có thể duy trì ở tốc độ tăng trưởng cao này thì chỉ trong vòng 2 năm nữa, thị trường bán lẻ hàng hóa Việt Nam sẽ cán mốc 200 tỷ USD.

Nhìn lại quá trình thăng trầm của các thương hiệu đình đám có thể thấy thị trường bán lẻ tại Việt Nam là "miếng bánh" đầy tiềm năng nhưng không phải ai cũng có khả năng nắm bắt được cơ hội chiếm lĩnh thị phần.

Lý do đóng cửa toàn bộ hệ thống siêu thị, Auchan cho biết vì phải đối mặt với những khó khăn, áp lực khi tình hình kinh doanh tiêu cực trong suốt 5 năm có mặt tại Việt Nam. Năm 2018, doanh thu của thương hiệu này chỉ đạt khoảng 45 triệu Euro; cùng sự cạnh tranh gay gắt của bán lẻ hiện đại buộc thương hiệu bán lẻ hàng đầu của Pháp tuyên bố rút khỏi thị trường Việt Nam.

Ở thời điểm bán cho Thế giới Di động, dựa trên báo cáo tài chính kiểm toán giai đoạn 1/4/2018 đến 31/12/2018 của Trần Anh, công ty này tiếp tục thua lỗ hơn 4 tỷ đồng. Lỗ lũy kế đã lên đến hơn 58 tỷ trên vốn điều lệ 249 tỷ đồng.

Nếu như Auchan hay Trần Anh may mắn tìm được đối tác để bán lại với giá cao thì CTCP Cửa hiệu và Sức sống, chủ thương hiệu Shop&Go đã phải bán cho Vingroup với giá 1 USD để họ tiếp tục đầu tư và phát triển.

Bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc Nghiên cứu & Tư vấn của Savills Hà Nội cho rằng, sự cạnh tranh dự kiến sẽ còn khốc liệt hơn bởi sau một quãng thời gian dài tìm hiểu và thử nghiệm tại thị trường Việt Nam, những doanh nghiệp ngoại đã dần dần nắm bắt được thị hiếu và thói quen tiêu dùng của người Việt Nam, từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp, sẵn sàng cạnh tranh sòng phẳng với các doanh nghiệp Việt.

"Câu chuyện thành hay bại của một doanh nghiệp bán lẻ có lẽ nằm nhiều ở chiến lược kinh doanh, bên cạnh đó là tích hợp công nghệ tiên tiến để phù hợp với thói quen tiêu dùng hiện đại. Cũng không loại trừ hướng đi tích hợp hệ sinh thái bán lẻ hoặc kết hợp giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài để đa dạng hóa sự phát triển, tận dụng triệt để thế mạnh của cả hai bên, hướng tới việc cung cấp nhiều trải nghiệm, sản phẩm tốt, tiện lợi và giá cả phù hợp cho người tiêu dùng", bà Đỗ Thị Thu Hằng nói.

Theo vị giám đốc, điểm yếu của thị trường bán lẻ Việt Nam là chưa có một quy hoạch tổng thể rõ ràng để sẵn sàng giới thiệu mặt bằng bán lẻ đến cho các đơn vị phát triển bán lẻ lớn. Chi phí đất cao tại những khu đô thị lớn, đòi hỏi nhiều vốn đầu tư ban đầu và thời gian thu hồi vốn chậm hơn các sản phẩm bất động sản khác như đất ở.

Dù khốc liệt nhưng cuộc đua ngành bán lẻ tiếp tục sôi động, các "ông lớn" bán lẻ lớn đến từ nước ngoài như: Family Mart, Lotte, K Mart, Central Group, Circle K, Aeon,... lại liên tục đẩy mạnh chiến lược thâm nhập sâu hơn và mở rộng thị trường tại Việt Nam.

Các công ty trong tin tức2 trên bản tin tức

Phần:

Tin tức Việt Nam


GlobalVN.biz News là nơi cập nhật thông tin mới nhất, cập nhật nhất về các sự kiện nổi bật đã diễn ra trong khu vực. Nhiệm vụ của news feed của nguồn là truyền tải đến người đọc thông tin về các sự kiện quan trọng trong kinh doanh, chính trị, kinh tế, y tế, văn hóa và các lĩnh vực khác của đời sống tại Việt Nam với độ chính xác và khách quan tối đa.
GlobalVN. biz news là tin tức về các quá trình kinh tế, diễn ra ở Việt Nam, những tin tức mới nhất về đời sống xã hội, các sự kiện và tổng quan về các sự kiện chính trị. Tin tức Việt Nam là thông tin về hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, công việc của nhà ở và dịch vụ xã hội, và việc thực hiện các dự án quan trọng. Các nhà báo của trang web không chỉ mô tả cuộc sống của khu vực mà còn nói về tình trạng hiện tại của nền kinh tế Việt Nam. Mọi thứ bạn cần biết về những đổi mới trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp, kinh tế và chính phủ đều được thu thập trong mục "Tin tức" trên GlobalVN.biz.
Tin tức Việt Nam thông tin kịp thời đến người đọc, phản ánh bức tranh thực tế và gợi mở những vấn đề thời sự. Giao tiếp với các cơ cấu chính phủ và doanh nghiệp cho chúng tôi cơ hội cung cấp cho độc giả những tài liệu đáng tin cậy, giàu thông tin.
Trang chính của cổng thông tin chứa các tin tức quan trọng của Việt Nam!
Potapova Alena

Giám đốc phát triển
Dân số
8151807148
Chết trong vòng một năm
41082054
sinh vào một năm
101069124