Việt Nam thiếu những tập đoàn tư nhân lớn
Việt Nam thiếu những tập đoà...
Đăng ký vào bản tin

Việt Nam thiếu những tập đoàn tư nhân lớn

24 February 2021
2784
7 phút.
2
Việt Nam thiếu những tập đoàn tư nhân lớn

Qua hơn 30 năm phát triển, tại Việt Nam đã xuất hiện những doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn, hoạt động đa ngành, mang tầm cỡ quốc tế. Cũng đã ghi nhạn những tỷ phú trong danh sách thế giới, nhưng những con số này mới chỉ đếm trên đầu ngón tay

Không muốn trở thành tỷ phú

Thời gian vừa qua, nhiều công trình lớn của đất nước có thể kể đến như sân bay Vân Đồn, đường cao tốc Vân Đồn - Hạ Long - Hải Phòng, cầu Bạch Đằng,... mang dấu ấn đậm nét những gương mặt doanh nghiệp tư nhân lớn tại Việt Nam,... góp phần làm thay đổi diện mạo đất nước và đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung. Những doanh nghiệp tư nhân cũng dần tham gia vào những lĩnh vực trước đây vốn thuộc độc quyền của nhà nước như hàng không, sân bay,... làm thị trường trở nên cạnh tranh hơn và đông đảo người dân được hưởng lợi.

Về mặt xuất khẩu, ngoài những mặt hàng truyền thống của Việt Nam như nông lâm thủy sản, các doanh nghiệp tư nhân đã làm ra thêm những sản phẩm hàng hóa giá trị cao, đủ tầm để “đem chuông đi đánh xứ người” như điện thoại thông minh, ô tô... Một số doanh nghiệp tư nhân lớn khác đã đầu tư ra nước ngoài với số vốn lên đến hàng tỷ USD. Trong nhóm 30 cổ phiếu có giá trị vốn hóa hơn 1 tỷ USD trên thị trường chứng khoán hiện nay, có 13 mã cổ phiếu là của các doanh nghiệp tư nhân, chiếm tỷ lệ 41,98%.

Có thể nói rằng, trong quá trình phát triển hơn 30 năm qua, Việt Nam đã hình thành nên những doanh nghiệp tư nhân năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng nhanh với cơ chế của thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Đã có những tỷ phú USD Việt Nam đứng trong danh sách tỷ phú thế giới.

Mặc dù vậy, theo phần đa đánh giá chung, khối doanh nghiệp tư nhân Việt Nam cho đến nay vẫn chưa trở thành lực lượng hùng mạnh đúng như kỳ vọng, làm động lực quan trọng đưa nền kinh tế đất nước đi lên.

Số liệu thống kê từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, trong số những doanh nghiệp tư nhân hiện nay đang hoạt động, những doanh nghiệp lớn chỉ chiếm tỉ lệ chưa đầy 2%, doanh nghiệp vừa chiếm tỉ lệ hơn 2%, còn lại gần 96% đều là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Khu vực kinh tế tư nhân hiện nay đóng góp 43% tổng GDP, nhưng các doanh nghiệp tư nhân mới chỉ đóng góp chưa đầy 10%, còn lại là đóng góp từ kinh tế cá thể và hộ gia đình.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, những năm qua vai trò của khối kinh tế tư nhân liên tục được khẳng định là động lực phát triển quan trọng của nền kinh tế; nhưng khu vực này đã và đang phải trải qua một quá trình phát triển nhọc nhằn vẫn còn rất nhỏ bé, khó lớn và không muốn lớn.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, trong thời gian qua, số lượng các doanh nghiệp tư nhân từ quy mô nhỏ vươn lên quy mô vừa và từ quy mô vừa vươn lên quy mô lớn tại Việt Nam cực kì hiếm. Chưa kể, theo số liệu từ VCCI, lại có sự sụt giảm khá mạnh mẽ của các doanh nghiệp tư nhân quy mô vừa và lớn trong vòng 5 năm trở lại đây. Điều này biến Việt Nam trở thành nền kinh tế của những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, với tỷ lệ lên đến gần 96%; trong đó, đa số là những doanh nghiệp siêu nhỏ, tỉ lệ gần 67%.

Hơn nữa, tốc độ chuyển dịch các doanh nghiệp từ nhỏ lên vừa và vừa lên lớn rất chậm, có nhiều doanh nghiệp phải mất đến 10-20 năm mới phát triển lên quy mô vừa. Nhưng ngay khi doanh nghiệp trở nên tương đối thành công lại quyết định rút lui khỏi thị trường, bán hoặc sáp nhập doanh nghiệp của mình vào doanh nghiệp khác, chủ yếu là với các doanh nghiệp thuộc khối FDI. Đây thực sự là tình trạng đáng buồn, chuyên gia Phạm Chi Lan nhận xét.

Loay hoay tìm hướng phát triển doanh nghiệp

Quy mô lớn là lợi thế,để các doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội kinh doanh, song nhiều doanh nghiệp tư nhân không lại muốn lớn. Giới chuyên gia lý giải, đó là do môi trường kinh doanh tại Việt Nam vẫn còn thiếu nhiều thuận lợi. Bức xúc số một hiện nay vẫn là tình trạng phân biệt đối xử.

Trong một khảo sát mới đây của VCCI chỉ ra rằng, 39,5% doanh nghiệp tư nhân cho biết lãnh đạo các địa phương vẫn ưa thích thu hút đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp nhà nước hơn là phát triển khu vực kinh tế tư nhân nhỏ lẻ. Các doanh nghiệp tư nhân luôn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận đất đai, tiếp cận vốn cũng như đối mặt với bất lợi về thanh, hải quan, kiểm tra, thuế so với các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nhà nước.

Nếu khó khăn mà những doanh nghiệp nhỏ thường đề cập tới là việc tiếp cận vốn, đất đai, khách hàng, thị trường... thì với các doanh nghiệp lớn lại là những rủi ro về thay đổi chính sách. Theo bản báo cáo “Đánh giá về công tác thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam mới công bố, vấn đề đáng quan ngại nhất là khả năng dự đoán những thay đổi chính sách của nhà nước đang có xu hướng giảm liên tục.

Cụ thể, tỷ lệ các doanh nghiệp cho biết thường xuyên dự đoán được việc thay đổi chính sách giảm từ tỉ lệ 16% trong năm 2014 xuống còn khoảng 5% trong năm 2018. Trong khi đó, tỷ lệ những doanh nghiệp không bao giờ hoặc rất hiếm khi dự đoán được nội dung chính sách tăng từ 42% vào năm 2014 lên xấp xỉ 67% năm 2018. Sự suy giảm khả năng dự đoán chính sách của các doanh nghiệp là xu hướng nhất quán trong 5 năm qua. Đây là một thực tế rất đáng quan ngại về môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Nguyên nhân chính là do các chính sách, các quy định pháp luật của Việt Nam thường thay đổi bất ngờ và diễn ra quá nhanh trong thời gian ngắn.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung nhận định rằng, một trong những điểm đang kìm chân các doanh nghiệp hiện nay chính là khả năng không thể tiên đoán về thay đổi của chính sách, pháp luật kinh doanh. Điều này dẫn đến một thực tế là quyền tự do kinh doanh tuy có được cải thiện nhưng an toàn của doanh nghiệp thì chưa. Bởi vậy, ứng xử về đầu tư trong khối tư nhân hiện nay vẫn thiên về ngắn hạn, nhỏ lẻ và không mang tính chất chiến lược dài hạn.

Nghị quyết 10-NQ/TW năm 2017 được ban hành bởi Ban chấp hành Trung ương về việc phát triển kinh tế tư nhân đã định hướng rõ rằng, phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực chính yếu của nền kinh tế. Khuyến khích hình thành những tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu, có đủ khả năng tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị trong khu vực, toàn cầu,...

Tuy nhiên, ông Đậu Anh Tuấn, hiện là Trưởng Ban Pháp chế VCCI, nghi ngại rằng, dường như chúng ta vẫn say sưa nói về các Nghị quyết quá nhiều, trong khi những văn bản pháp luật của các bộ, các ngành ban hành vẫn chưa thể hiện được hết điều đó. Trong năm 2020, có nhiều những quy định pháp luật được ban hành hoặc soạn thảo không thật sự thân thiện với doanh nghiệp tư nhân.

Có thể kể đến như Ngân hàng Nhà nước dự thảo Thông tư quy định về việc hạn chế các tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành với mục đích để góp vốn, mua cổ phần tại những doanh nghiệp khác. Quy định này không cho phép các ngân hàng mua trái phiếu do những công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế phát hành nhằm mục đích huy động vốn, rồi dùng số tiền đó để góp vốn vào các công ty con. Việc đó khiến tổ chức tín dụng gặp khó khăn trong việc kiểm soát mục đích sử dụng vốn, dòng tiền... Lo ngại này là có cơ sở, tuy nhiên hoàn toàn có thể giải quyết được nhờ sử dụng các biện pháp trong hợp đồng, hoặc các điều khoản trái phiếu, ông Tuấn nói.

Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2021-2030 của Chính phủ mới được đưa ra gần đây định hướng rằng: khuyến khích hình thành, phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh trong thị trường khu vực và quốc tế; đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp, với tỷ trọng đóng góp vào GDP của khu vực kinh tế tư nhân đạt khoảng 60-65%.

Tuy nhiên, theo chuyên gia Nguyễn Văn Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, Việt Nam vẫn rất lúng túng và chưa biết làm thế nào để gây dựng được hệ thống doanh nghiệp và khẳng định rằng nếu không xây dựng hệ thống doanh nghiệp, nền kinh tế Việt Nam sẽ “xập xệ”, không phát triển nổi.

Ông Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ (CIEM) cho rằng, nền kinh tế Việt Nam hiện tại vẫn đang thiếu trầm trọng các doanh nghiệp quy mô vừa và cỡ lớn để trở thành các kênh kết nối vào chuỗi giá trị trên toàn cầu và trực tiếp tham gia vào thị trường quốc tế. Có quy mô nhỏ, tính phi chính thức lớn, năng lực quản trị yếu kém, công nghệ thấp,... đang là thực trạng phổ biến đáng buồn của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam.

Các công ty trong tin tức2 trên bản tin tức

Phần:

Tin tức Việt Nam


GlobalVN.biz News là nơi cập nhật thông tin mới nhất, cập nhật nhất về các sự kiện nổi bật đã diễn ra trong khu vực. Nhiệm vụ của news feed của nguồn là truyền tải đến người đọc thông tin về các sự kiện quan trọng trong kinh doanh, chính trị, kinh tế, y tế, văn hóa và các lĩnh vực khác của đời sống tại Việt Nam với độ chính xác và khách quan tối đa.
GlobalVN. biz news là tin tức về các quá trình kinh tế, diễn ra ở Việt Nam, những tin tức mới nhất về đời sống xã hội, các sự kiện và tổng quan về các sự kiện chính trị. Tin tức Việt Nam là thông tin về hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, công việc của nhà ở và dịch vụ xã hội, và việc thực hiện các dự án quan trọng. Các nhà báo của trang web không chỉ mô tả cuộc sống của khu vực mà còn nói về tình trạng hiện tại của nền kinh tế Việt Nam. Mọi thứ bạn cần biết về những đổi mới trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp, kinh tế và chính phủ đều được thu thập trong mục "Tin tức" trên GlobalVN.biz.
Tin tức Việt Nam thông tin kịp thời đến người đọc, phản ánh bức tranh thực tế và gợi mở những vấn đề thời sự. Giao tiếp với các cơ cấu chính phủ và doanh nghiệp cho chúng tôi cơ hội cung cấp cho độc giả những tài liệu đáng tin cậy, giàu thông tin.
Trang chính của cổng thông tin chứa các tin tức quan trọng của Việt Nam!
Potapova Alena

Giám đốc phát triển
Dân số
8172897283
Chết trong vòng một năm
55525601
sinh vào một năm
136602806