Tổng cục Thống kê cảnh báo - "Mức sụt giảm lao động tìm được việc làm trong năm 2020 là điều chưa từng có trong suốt một thập kỷ vừa qua"
Báo cáo tác động của đại dịch Covid-19 đến tình hình lao động việc làm ở Việt Nam, được Tổng cục Thống kê công bố vào ngày 6/1 cho chúng ta thấy, lần đầu tiên trong vòng 10 năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam chứng kiến sự đi xuống nghiêm trọng về số lượng người tham gia thị trường lao động và số người tìm được việc làm. Thu nhập bình quân tính theo đầu người cũng vì đó mà bị thâm hụt theo.
Gần 32,1 triệu người bị ảnh hưởng bởi Covid-19
Bà Vũ Thị Thu Thủy, đang đảm nhiệm chức vụ Cục trưởng của Cục Thu thập dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin thống kê cho hay: Tính đến hết tháng 12/2020, cả nước ta có khoảng 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid-19 bao gồm những người bị mất việc làm, giảm giờ làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, bị giảm thu nhập,...
Khu vực dịch vụ là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với khoảng 71,6% lao động bị tác động, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng với khoảng 64,7% lao động; ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tới khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ở mức là 26,4% lao động.
Lực lượng lao động dó dấu hiệu tăng theo đà hồi phục của quý III năm 2020 nhưng chưa thể phục hồi lại trạng thái ban đầu thời điểm khi chưa có dịch.
Tính chung trong năm 2020, lực lượng lao động có độ tuổi từ 15 trở lên là 54,6 triệu người, giảm gần 1,2 triệu người so với cả năm 2019. Trong giai đoạn năm 2016-2019, trung bình mỗi năm lực lượng lao động tăng lên khoảng 0,8%. Nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng như giai đoạn 2016-2019 và không có đại dịch Covid-19, lực lượng lao động trong nền kinh tế Việt Nam sẽ đón nhận thêm 1,6 triệu lao động.
"Nói cách khác, đại dịch Covid-19 có thể đã tước đi cơ hội tìm được việc làm của 1,6 triệu người lao động", Tổng cục Thống kê nhấn mạnh điều này.
Dịch bệnh Covid-19 đã đẩy rất nhiều lao động vào tình trạng thất nghiệp đồng thời khiến không ít người trong số những người còn lại buộc phải trở thành lao động việc làm phi chính thức.
Trong quý IV năm 2020, số người có độ tuổi từ 15 trở lên có việc làm đạt con số gần 54 triệu người, giảm khoảng 945 nghìn người so với cùng kỳ năm 2019. Mặc dù tăng mạnh trong quý IV năm 2020 so với hai quý trước đó, nhưng do sự giảm quá sâu trong quý II khiến số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang hoạt động trong nền kinh tế tính chung trong cả năm 2020 sụt giảm mạnh khoảng 2,36% so với cùng kỳ năm 2019, cụ thể số lượng lao động là 53,4 triệu người, giảm khoảng 1,3 triệu người.
Sự biến động này đi ngược lại hoàn toàn với xu hướng tăng việc làm hàng năm trong giai đoạn từ năm 2010-2019, khi số lượng lao động có việc làm liên tục tăng lên qua các năm, trung bình mỗi năm tăng hơn 600 nghìn người.
"Mức sụt giảm lao động có việc làm trong năm 2020 là việc chưa từng có trong suốt một thập kỷ vừa qua", Tổng cục Thống kê cảnh báo. Trong số 1,3 triệu lao động bị đẩy vào tình trạng thất nghiệp nói trên, có khoảng 51,6% lao động là phụ nữ và tỉ lệ trong độ tuổi lao động là 76,2%.
Tính chung trong cả năm 2020, số lượng lao động có việc làm phi chính thức là khoảng 20,3 triệu người, tăng gần 119.100 người; số lượng lao động có việc làm chính thức đạt con số 15,8 triệu người, giảm khoảng 21.100 người so với năm 2019. Tỷ lệ lao động làm việc phi chính thức trong năm 2020 là 56,2%, cao hơn khoảng 0,2 điểm phần trăm so với cả năm 2019.
Tỷ lệ lao động phải làm việc phi chính thức tăng lên trong năm 2020 trái ngược hoàn toàn với xu thế giảm ở những năm trước đó.
Tổng cục Thống kê lưu ý rằng: đại dịch Covid-19 đã cướp đi cơ hội có việc làm chính thức của rất nhiều người lao động, khiến một phần không nhỏ trong số họ không tìm được công việc mới, một số khác thì phải chuyển sang làm các công việc không chính thức, không ổn định và thiếu sự bền vững.
Tính chung trong năm 2020, số lượng lao động trong độ tuổi từ 15 trở lên thiếu việc làm cao gần 1,2 triệu người, tăng khoảng 456.700 người so với năm 2019. Tỷ lệ không có việc làm của người lao động trong độ tuổi là 2,51%, khu vực thành thị chiếm khoảng 1,68% và khu vực nông thôn là khoảng 2,93% (trước đó trong năm 2019 tỉ lệ tương ứng là 1,50%; 0,76% và 1,87%).
Thất nghiệp cao nhất trong vòng 10 năm qua, thu nhập giảm mạnh
Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị giảm hơn so với những quý trước nhưng vẫn duy trì ở mức cao nhất khi so sánh với cùng kỳ các năm trong giai đoạn từ năm 2011-2020.
Số lượng người không có việc làm trong độ tuổi lao động quý IV năm 2020 là khoảng 1,2 triệu người, giảm gần 60.100 người so với quý III/2020 và tăng hơn 136.800 người so với cùng kỳ năm 2019.
"Đại dịch Covid-19 đã làm cho tỷ lệ người lao động trong độ tuổi bị thất nghiệp ở khu vực thành thị quý IV năm 2020 tăng lên cao nhất so với cùng kỳ các năm khác trong vòng 1 thập kỷ vừa qua", Tổng cục Thống kê cho hay.
Cơ quan này còn cho biết thêm, qua điều tra về lao động việc làm trong các quý năm 2020 cho thấy đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến những người lao động về việc làm và thu nhập.
Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập trung bình của một người lao động trong một tháng tính trong quý IV năm 2020 đạt con số 5,7 triệu đồng, tăng khoảng 212.000 đồng so với quý III/2020 và giảm khoảng 108.000 đồng so với cùng kỳ năm 2019. Trong điều kiện thông thường, nếu không có cú sốc từ đại dịch Covid-19, thu nhập của người lao động trong quý IV/2020 tăng lên khá cao so với các quý trước đó. Quý IV năm 2019, con số đó đạt 5,8 triệu đồng, cao hơn quý III năm 2019 là 200.000 đồng và là mức cao nhất so với các quý khác trong năm 2020.
Năm 2020, trong bối cảnh dịch bệnh đang hoành hành, thu nhập bình quân một tháng của người lao động trong quý IV/2020 không những không được duy trì ở mức tăng trưởng như mọi năm trước đó mà còn bị sụt giảm khá mạnh so với quý I và cùng kỳ năm 2020, Tổng cục Thống kê nhận định.
Trong cả năm 2020, người lao động có thu nhập bình quân là 5,5 triệu đồng/tháng, giảm khoảng 2,3% so với cả năm 2019 (tương ứng việc giảm 128.000 đồng). Thu nhập của lao động làm việc trong ngành dịch vụ bị sụt giảm sâu nhất, với việc giảm 215.000 đồng; tiếp đến là những lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, bị sụt giảm 156.000 đồng. Mức suy giảm thu nhập của những lao động làm việc trong ngành công nghiệp và xây dựng là thấp nhất, chỉ bị giảm khoảng 100.000 đồng/người/tháng.