2020 - một năm của những thiên tai bất thường
2020 - một năm của những thi...
Đăng ký vào bản tin

2020 - một năm của những thiên tai bất thường

30 December 2020
2304
10 phút.
4
2020 - một năm của những thiên tai bất thường

Việt Nam đã phải trải qua một năm nhiều thiên tai khốc liệt và dị thường nhất trong hai thập niên trở lại đây với các cơn bão dồn dập, đỉnh lũ vượt lịch sử liên tiếp được thiết lập, hạn mặn nghiêm trọng chưa từng có tiền lệ xảy ra, những vụ sạt lở có quy mô lớn khiến hơn 100 người chết và mất tích

Biển Đông đón nhận tổng cộng 14 cơn bão và áp thấp nhiệt đới liên tục - nhiều hơn trung bình các năm trước đây khoảng 20%, các tỉnh thành miền Trung chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Sau những đợt hạn hán kéo dài, khoảng thời gian đầu tháng 10/2020, các tỉnh bắt đầu từ tỉnh Thanh Hóa đến Quảng Ngãi liên tiếp đón nhận những trận mưa to (50-100 mm) kéo dài liên tục trong 24 tiếng do chịu ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh - đó cũng là khởi đầu cho một chuỗi thiên tai dồn dập.

Trong 20 ngày, bốn cơn bão bao gồm bão Linfa, bão Nangka, bão Saudel, bão Molave và một áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam. Hiện tượng dị thường này cũng đã từng xảy ra cách đây 37 năm về trước.

Trong đó, cơn bão Molave với thời gian lưu bão kéo dài tới 6 tiếng và là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong vòng 20 năm qua- tương đương với cơn bão Xangsane vào năm 2006 và mạnh hơn bão Damrey năm 2017. Cơn bão Molave đổ bộ vào các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định nhưng phạm vi ảnh hưởng của nó lan rộng ra cả miền Trung và Tây Nguyên.

Theo nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam - GS.TS KH Nguyễn Ân Niên, số lượng bão năm nay không phải quá nhiều nếu so sánh với trung bình các năm trước nhưng điều đặc biệt nằm ở cường độ của từng cơn bão, nhiều đợt mạnh đến mức "siêu bão" (sức gió 167-183 km/h). May mắn là khi tiến gần đến đất liền, bão bị suy yếu hoặc trở thành áp thấp nhiệt đới.

Bão dồn dập và mưa lớn triền miên khiến nhiều khu vực ở Trung Bộ luôn trong tình trạng ngập sâu. Chỉ trong vòng có 20 ngày đầu tháng 10, tổng lượng nước mưa của các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi đạt con số 1.000-2.000 mm, có nơi cao hơn là 2.000-3.000 mm, con số này cao hơn từ 3-5 lần so với trung bình cùng thời kỳ nhiều năm về trước.

Tại tỉnh Hà Tĩnh, mưa lũ đã đạt mức kỷ lục. Riêng tháng 10/2020, lượng mưa cao nhất đạt đỉnh cao nhất trong vòng 60 năm qua với 2.370 mm. Chỉ trong một ngày, tổng lượng mưa được ghi nhận cao nhất là 872 mm - cao hơn hơn trung bình một năm của tỉnh Ninh Thuận là 700-800 mm. Bên cạnh đó, lần đầu tiên trong 40 năm, tỉnh Hà Tĩnh phải xây dựng phương án phá đập tràn hồ Kẻ Gỗ để đảm bảo an toàn cho công trình này, khi mực nước dâng cao 33,8 m - vượt 1,3 m so với ngưỡng an toàn là 32,5 m.

Ngày 12/10 và 19/10, ngập lụt xảy ra đồng loạt ở nhiều nơi khiến hơn 310.000 hộ dân với khoảng 1,2 triệu người từ các tỉnh Nghệ An đến Quảng Nam bị ảnh hưởng; nhiều khu vực bị ngập sâu, kéo dài đến 15 ngày. Trong đó, tỉnh Quảng Bình là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Mưa lớn tại nhiều khu vực gây nên các đợt lũ trên toàn bộ 16 tuyến sông, nhiều mốc kỷ lục bị phá vỡ

Tại các sông Hiếu (tỉnh Quảng Trị), sông Bồ (tỉnh Thừa Thiên Huế), sông Kiến Giang (tỉnh Quảng Bình)... đỉnh lũ ở mức từ 5 m đến 7,4 m - vượt 0,11-0,97 m so với đỉnh lũ lịch sử được thiết lập từ cách đây 20-40 năm về trước. 

Mưa bão kỷ lục và kéo dài triền miên đã khiến nhiều khu vực đất đá bị bục bở, gây ra sạt lở, lũ quét.

Thống kê cho thấy có hơn 120 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất đã xảy ra trong năm qua. Trong đó, tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị xảy ra liên tiếp 3 vụ trong vòng một tuần, khiến cho hơn 50 người thiệt mạng.

Thảm kịch đầu tiên xảy ra vào lúc 0h ngày 12/10, khi ngọn núi nằm cạnh thủy điện Rào Trăng 3, thuộc địa bàn xã Phong Xuân, huyện Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế) đổ xuống, san phẳng khu nhà điều hành và vùi lấp 17 người.

Đoàn công tác bao gồm 21 người do Phó tư lệnh Quân khu 4 - thiếu tướng Nguyễn Văn Man lãnh đạo, tiến vào hiện trường phối hợp cùng những lực lượng chức năng khác, tích cực tìm kiếm các nạn nhân. Ngay nửa đêm hôm đó, khi chỉ còn cách hiện trường vài km nữa, đoàn cứu nạn nghỉ chân tại dãy nhà cấp bốn dựa lưng vào núi thuộc sự quản lí của Trạm kiểm lâm 67, thì bất ngờ bị đất đá từ trên sập xuống, 13 người bị thiệt mạng.

Tiếp đó, đến khoảng 1h ngày 18/10, ngọn núi ở gần nơi đóng quân của Đoàn kinh tế quốc phòng 337 thuộc thôn Cợp, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hoá (tỉnh Quảng Trị) bất ngờ bị sạt lở, vùi lấp nhiều gian nhà. Chỉ 5 người may mắn sống sót. 22 người thiệt mạng bao gồm 4 sĩ quan, 10 quân nhân chuyên nghiệp và 8 chiến sĩ.

10 ngày sau đấy, tại tỉnh Quảng Nam, các ngọn núi thuộc địa phận xã Trà Leng, Trà Vân (huyện Nam Trà My) và Phước Lộc (huyện Phước Sơn) bị sạt lở nghiêm trọng, chôn vùi nhiều khu dân cư và khiến 25 người thiệt mạng.

"Đợt thiên tai ở miền Trung năm nay diễn ra rất dị thường và bất thường", ban lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 10/2020.

Thời tiết khác thường đồng thời khiến cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn, hạn hán, liên tục bị sạt lở bờ sông, bờ biển, lún đê...

Các tỉnh như Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang và Cà Mau đồng loạt phải công bố tình trạng hạn mặn khẩn cấp. Chỉ tính riêng các khu vực ven biển, thiệt hại đã lên đến con số hơn 5.500 tỷ đồng; hàng trăm nghìn ha nuôi trồng thủy sản, vườn cây, đất nông nghiệp không thể canh tác.

"Đây là hạn mặn nghiêm trọng nhất trong lịch sử", ông Nguyễn Xuân Cường - Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận xét, vượt xa so với đợt hạn mặn năm 2016 (kỉ lục 100 năm mới lặp lại một lần) cả về tầm ảnh hưởng và mức độ thiệt hại.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống kê trong năm vừa rồi 49 tỉnh thành ghi nhận hơn 570 trận thiên tai, bao gồm cả mưa lớn, bão, dông lốc, lũ quét, động đất, sạt lở, hạn hán...

291 người thiệt mạng, 66 người vẫn còn đang mất tích và 876 người khác bị thương. Nửa triệu ngôi nhà bị sập hoàn toàn; hàng trăm nghìn ha nông nghiệp mất trắng.

Ước tính thiệt hại kinh tế vào khoảng hơn 37.400 tỷ đồng, riêng ảnh hưởng mưa lũ lên miền Trung là gần 33.000 tỷ.

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, hậu quả của các đợt mưa lũ ở miền Trung không thể tính toán ra được hết chỉ bằng con số. Hàng ngàn người mất đi kế sinh nhai, phải rời bỏ quê hương để kiếm được việc làm.

"Tôi đi thực tế, tận mắt chứng kiến nhiều gia đình vừa mới thoát nghèo, đang dần khá lên liền bị lũ cuốn đi tất cả, cuối cùng lại trở về với hai bàn tay trắng. Nghiêm trọng hơn, có nơi như trở về thời kỳ đổ đá. 10 năm nữa cũng chưa chắc có thể phục hồi lại như trước đây. Dù nhà nước có đưa ngay 30.000 tỷ đồng vẫn không thể đưa mọi thứ về nguyên vẹn được như cũ", ông Hiệp nói.

Dựa vào số liệu thống kê cho thấy mức độ thiệt hại về người và tài sản từ bão lũ năm nay không phải cao nhất, tuy nhiên theo các chuyên gia đầu ngành, đây chỉ là một trong những yếu tố xác định mức độ tàn khốc và tính cực đoan của thiên tai.

Chuyên gia độc lập về tài nguyên và môi trường - TS Tô Văn Trường cho rằng, nguyên nhân khiến các cơn bão và các loại thiên tai khác có xu hướng tăng lên về cường độ và bất thường là do tác động của việc biến đổi khí hậu. "Điều này đã được chứng minh qua các hiện tượng cực đoan và thiên tai trên khắp thế giới. Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài những quy luật chung của sự nóng lên khắp toàn cầu."

Hiện tượng thiên tai cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều

Thông thường, các đợt bão xảy ra từ tháng 6 cho đến tháng 11 hàng năm, trong đó các tháng nhiều nhất bao gồm tháng 7, 8, 9, 10.

Tháng 7-8 bão chủ yếu hoạt động mạnh ở khu vực phía Bắc (Đồng bằng Bắc Bộ); tháng 9 chuyển xuống phía Bắc Trung Bộ (từ tỉnh Thanh Hoá đến Hà Tĩnh); tháng 10, bão sẽ xuất hiện nhiều lên và đổ bộ vào khu vực Trung Trung Bộ (từ Quảng Bình - Quảng Ngãi). Năm 2020, do hiện tượng La Nina xuất hiện, bão xuất hiện nhiều hơn những năm El Nino, và đó là nguyên nhân chính khiến cho tháng 10 nằm nay có tới 4 cơn bão thay phiên nhau đổ bộ vào miền Trung. Tính cực đoan của thiên tai ở khu vực miền Trung là bão liên tiếp gây ra mưa lớn trên diện rộng, lũ lụt kéo dài triền miên, đặc biệt là hiện tượng sạt lở xảy ra dữ dội hơn rất nhiều.

Nguyên nhân thứ hai được TS Tô Văn Trường về vấn đề con người đã tàn phá thiên nhiên, rừng nguyên sinh (không phải rừng trồng) bị giảm mạnh. Ông phân tích rằng rừng nguyên sinh thường có lớp mùn khá dày, bao gồm các cây bụi thấp và lá cây mục, có chức năng giống như một miếng xốp thấm nước. Khi mưa xuống, lớp mùn này giúp chặn được không nhỏ lượng mưa xối xả tuôn thẳng xuống đất, có thể giữ nước trong vòng 1-2 ngày đầu và có thể làm chậm dòng chảy của nước những ngày sau nếu mưa tiếp tục kéo dài. Không có rừng nguyên sinh, nước mưa rơi xuống tạo thành dòng chảy xiết rất mạnh, gây ra lũ quét.

"Ngoài ra, mặc dù không phải là nguyên nhân chính gây nên những hậu quả thiên tai nặng nề, nhưng hệ thống thủy điện nhỏ cũng là một tác nhân khiến thiên tai thêm phần cực đoan", TS Tô Văn Trường nêu lên quan điểm. Bởi vì phải chuẩn bị một mặt bằng lớn để xây dựng công trình lòng hồ - đồng nghĩa với việc phải phá rừng. Một bài học đắt giá từ vụ việc trên sông Rào Trăng vẫn còn hiện diện ở đó, khi một nhánh sông nhỏ dài 26 km mà có đến 4 dự án thủy điện, diện tích rừng đầu nguồn gần như không còn.

Dước góc nhìn của một nhà khoa học địa chất, Phó viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản - ông TS Trịnh Xuân Hoà cho rằng, mưa là yếu tố đầu tiên rồi mới dẫn đến sạt lở. Chỉ cần mưa khoảng 100 mm hoặc ở mức nhỏ hơn nhưng kéo dài liên tục trên 10 ngày cũng đủ để làm cho đất đá bão hòa nước. Trong khi đó, những đợt bão lũ ở khu vực miền Trung vừa qua có mưa liên tục kéo dài, nhiều khu vực còn ghi nhận lượng mưa kỉ lục, lên tới hơn 1.200 mm.

Có cùng quan điểm với các chuyên gia khác, ông Hòa còn cho biết thêm rằng, các hoạt động dân sinh như xây dựng công trình, mở đường... trong thời gian vừa qua đã thúc đẩy quá trình biến đổi địa chất ở miền Trung ngày càng thấp dần ra phía biển và đột ngột, độ dốc khoảng từ 14-32 %. Để thực hiện các công trình đó phải bạt núi, xẻ taluy dẫn đến việc mất chân và không còn sự ổn định ở các sườn dốc, tạo thành độ dốc cao hơn và làm mất thảm thực vật.

Thực tế thống kê đã cho thấy các điểm sạt lở chủ yếu tập trung ở sườn núi, nơi đông đúc dân cư sinh sống hoặc ven các tuyến đường và các công trình nhân tạo.

Có hơn 60 năm làm việc trong ngành khí tượng thủy văn và thủy lợi, GS Nguyễn Ân Niên nhận xét, thiên tai năm 2020 có độ ảnh hưởng rất mạnh, trên quy mô lớn nhất trong khoảng 20 năm trở lại đây.

Vấn đề và giải pháp

"Không thể chống chọi lại được thiên tai, đặc biệt là khi đang trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Giải pháp hữu hiệu nhất là phòng tránh", TS Tô Văn Trường nhận định.

Theo TS Trường, vấn đề hàng đầu là phải nâng cao chất lượng dự báo sớm thiên tai, tức là phải mức độ chính xác, thời hạn dự báo được tăng lên càng cao, càng dài, càng tốt để nhân dân và chính quyền có đủ thời gian để chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó với thiên tai.

Các cơ quan từ trung ương tới địa phương cần gắn liền chiến lược phòng tránh thiên tai vào nội dung quy hoạch vùng, quy hoạch ngành. Các cơ quan chức năng chịu trách nhiệm bảo vệ rừng đầu nguồn cần quyết liệt hơn nữa và đẩy mạnh việc kiểm soát chặt quy chế vận hành của các nhà máy thuỷ điện, thẳng tay loại bỏ các thuỷ điện nhỏ "lợi không thấy mà hại thì nhiều"...

Đối với công tác dự báo mưa lũ, ông Trần Quang Hoài - Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai nói rằng, các cơ quan chức năng hiện nay chỉ dự báo được cơn lũ đặc biệt lớn trước từ khoảng 3-6 giờ; phạm vi có thể dự báo chính xác mưa, lũ quét, sạt lở chỉ dừng ở cấp huyện. Người dân một số khu vực chưa kịp tiếp cận với thông tin dự báo sớm, thường xuyên mà đa phần dựa vào việc nhắn tin và một số công cụ thô sơ khác. Các trang thiết bị theo dõi, giám sát, phục vụ cho công tác điều hành, phòng chống thiên tai không đáp ứng đủ yêu cầu dặt ra.

Theo ông Trần Quan Hoài, để người dân sinh sống tại miền Trung có thể chung sống lâu dài với bão lũ, kịch bản về vấn đề biến đổi khí hậu cần phải được xây dựng lại, và đưa ra các giải pháp ứng phó phù hợp hơn đối với từng điều kiện, từng vùng miền.

Một giải pháp khác mà ông Hoài đề ra là phải lập bản đồ cảnh báo hiểm họa sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt hạ du đối với các hồ chứa để sắp xếp, bố trí lại dân cư hơp lí. Từ đó, sẽ chủ động hơn trong công tác di dời, tái định cư với những nơi có nguy cơ cao xảy ra thiên tai.

Các công ty trong tin tức4 trên bản tin tức

Phần:

Tin tức Việt Nam


GlobalVN.biz News là nơi cập nhật thông tin mới nhất, cập nhật nhất về các sự kiện nổi bật đã diễn ra trong khu vực. Nhiệm vụ của news feed của nguồn là truyền tải đến người đọc thông tin về các sự kiện quan trọng trong kinh doanh, chính trị, kinh tế, y tế, văn hóa và các lĩnh vực khác của đời sống tại Việt Nam với độ chính xác và khách quan tối đa.
GlobalVN. biz news là tin tức về các quá trình kinh tế, diễn ra ở Việt Nam, những tin tức mới nhất về đời sống xã hội, các sự kiện và tổng quan về các sự kiện chính trị. Tin tức Việt Nam là thông tin về hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, công việc của nhà ở và dịch vụ xã hội, và việc thực hiện các dự án quan trọng. Các nhà báo của trang web không chỉ mô tả cuộc sống của khu vực mà còn nói về tình trạng hiện tại của nền kinh tế Việt Nam. Mọi thứ bạn cần biết về những đổi mới trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp, kinh tế và chính phủ đều được thu thập trong mục "Tin tức" trên GlobalVN.biz.
Tin tức Việt Nam thông tin kịp thời đến người đọc, phản ánh bức tranh thực tế và gợi mở những vấn đề thời sự. Giao tiếp với các cơ cấu chính phủ và doanh nghiệp cho chúng tôi cơ hội cung cấp cho độc giả những tài liệu đáng tin cậy, giàu thông tin.
Trang chính của cổng thông tin chứa các tin tức quan trọng của Việt Nam!
Potapova Alena

Giám đốc phát triển
Dân số
8123186413
Chết trong vòng một năm
21481187
sinh vào một năm
52847522