Người
LÂM Đình Phùng

LÂM
Đình
Phùng

nhạc sĩ

Ngày sinh: 20 March 1937 Tuổi

Date death: 22 December 2020 Tuổi

Tuổi khi chết: 83 của năm

Nơi sinh: Kiên Giang

Biểu tượng hoàng đạo:

Tiểu sử

Tiểu sử

Lam Phương sinh ngày 20 tháng 3 năm 1937 và mất ngày 22 tháng 12 năm 2020. Ông là một nhạc sĩ tiêu biểu của âm nhạc đại chúng và dòng nhạc trữ tình tân nhạc Việt Nam với khoảng 217 tác phẩm phổ biến từ những năm 1950 đến nay. Ông còn có một bút danh khác là Thương Anh.

Cuộc đời

Lam Phương tên khai sinh là Lâm Đình Phùng, sinh ra ở quê nhà tại làng Vĩnh Thanh Vân, thuộc quận Châu Thành, tỉnh Rạch Giá (thời nay thuộc phường Vĩnh Thanh Vân, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang). Nội tổ của Lam Phương vốn là người Trung Quốc, bỏ nước tới Việt Nam lập nghiệp trong cuộc di dân ồ ạt nhằm chống đối với nhà Mãn Thanh của người Trung. Đời ông nội của cố nhạc sĩ đã bắt đầu lai Việt Nam. Lam Phương là con trai cả, lớn lên cùng với mẹ và năm người em khác trong cảnh bần cùng xơ xác. Cha ông đã bỏ gia đình theo người đàn bà khác từ khi ông còn nhỏ.

Năm 10 tuổi, mẹ ruột gửi Lam Phương lên Sài Gòn học, sống ở nhờ nhà người bác ruột. Khi đó Lam Phương bắt đầu tự mày mò học thanh nhạc, rồi may mắn được hai nhạc sĩ có tiếng thời bầy giờ là Hoàng Lang và Lê Thương chỉ dẫn tận tình. Bút danh Lam Phương do cố nhạc sĩ lấy từ hai chữ trong tên thật của bản thân là Lâm và Phùng với ý nghĩa rằng "hướng về phương trời màu xanh hy vọng". Ca khúc sáng tác đầu tay của Lam Phương là bài Chiều thu ấy, viết vào những năm ông mới chỉ 15 tuổi. Ông vay mượn tiền của bạn bè để thuê nhà in in nhạc bướm, sau đó còn thuê xe chở nhạc đi bán rong khắp Sài Gòn. Thời gian bắt đầu sáng tác, Lam Phương đã gặp phải rất nhiều khó khăn về tài chính khi thường xuyên phải mượn tiền từ những người bạn để có thể tự phát hành các tác phẩm âm nhạc của mình. Thành công bước đầu với tác phẩm đầu tay, Lam Phương càng trở nên miệt mài sáng tác. 3 năm sau đó, nhạc sĩ Lam Phương cho ra đời hàng loạt ca khúc viết về tình yêu quê hương, trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến là Khúc ca ngày mùa được hầu hết các trường học ở khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long lựa chọn để dạy ca múa cho học trò.

Vào năm 1958, Lam Phương nhập ngũ vào Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trở về cuộc sống dân sự một thời gian thì được lệnh tái nhập ngũ, ông gia nhập vào đoàn văn nghệ Bảo An. Sau khi đoàn văn nghệ này giải tán, ông tham gia vào ban văn nghệ Hoa Tình Thương và sau đó là quãng thời gian làm việc cho Biệt đoàn Văn nghệ Trung ương cho đến khi Sài Gòn bị thất thủ.

Buổi sáng định mệnh ngày 30 tháng 4 năm 1975, Lam Phương cùng gia đình lên con tàu mang tên Trường Xuân để tị nạn mà không có thời gian để mang theo tài sản gì. Sau đó, Lam Phương được chuyển đến định cư tại bang Virginia, Hoa Kỳ, nhưng cố nhạc sĩ lại quyết định chuyển về Texas, rồi sang California. Để có tiền chăm sóc vợ con, Lam Phương phải trải qua đủ thứ nghề, từ công việc lau sàn nhà, dọn dẹp quầy cho hãng Sears, đến những công việc nặng nhọc như thợ mài, thợ mộc,... Sau khi cuộc sống xa xôi nơi xứ người dần đi vào ổn định, cứ mỗi cuối tuần Lam Phương lại cố gắng thu xếp thuê một quán ăn nhỏ làm sân khấu ca nhạc kịch để bạn bè văn nghệ có cơ hội gặp mặt nhau, để Túy Hồng và ông tìm lại được con đường sống với nhạc kịch. Sau khi cuộc tình với Túy Hồng tan vỡ, ông rời Mỹ sang Paris. Tại đây, ông làm thuê cho một tiệm tạp hóa, đóng gói, quét dọn, khuân vác,… Cho đến một ngày đẹp trời, ông kết hôn với một người phụ nữ tên Hường, thế nhưng người phụ nữ này cũng rời bỏ ông đi theo người khác.

Đến năm 1995, Lam Phương trở về Hoa Kỳ và kết hôn với một phụ nữ trẻ khác. Ngày 13 tháng 3 năm 1999, Lam Phương không may bị tai biến mạch máu não và nửa người bị liệt. Thời gian này, Lam Phương gặp rất nhiều khó khăn nhưng đồng thời cũng nhận được vô số tình cảm khác. Từ câu chuyện cảm động của người em gái bỏ cả cửa hàng ăn sang trọng bên Pháp để bay sang Hoa Kỳ chăm sóc cho người anh, đến chuyện một người yêu âm nhạc từ bên Úc mua hẳn cho ông một ngôi nhà và ngày nào cũng bắt ông phải nói chuyện qua điện thoại. Thậm chí bà còn đến tận nơi, quẳng chiếc xe lăn qua một bên để bắt ông tự đi. Những tình cảm chân thành đó giúp nhạc sĩ Lam Phương dần dần bình phục, mặc dù không thể trở lại được như xưa.

Nhạc sĩ Lam Phương mất vào ngày 22 tháng 12 năm 2020 (theo giờ Hoa Kỳ) sau khoảng thời gian dài điều trị tai biến và bệnh tim.

Sự nghiệp

Tân nhạc

Lam Phương là một nhạc sĩ tiêu biểu của nền tân nhạc miền Nam Việt Nam với khoảng 170 tác phẩm đã trở nên phổ biến kể từ những năm 1952 cho đến thời nay.

Năm 15 tuổi, Lam Phương bắt đầu sáng tác bản Chiều thu ấy nhưng phải đến tận năm 1954, ông mới trở nên nổi danh với hai ca khúc Kiếp nghèo và Chuyến đò vĩ tuyến. Âm nhạc của Lam Phương trong những năm thập niên 1950 chủ yếu diễn tả cảm xúc về cuộc đại di cư năm 1954 gồm những bài hát nổi bật như Nhạc rừng khuya, Chuyến đò vĩ tuyến, Nắng đẹp miền Nam, Đoàn người lữ thứ; nói về quân đội của Việt Nam Cộng Hòa như Chiều hành quân, Bức tâm thư và Tình anh lính chiến.

Đến những năm 1960, Lam Phương viết rất nhiều ca khúc nổi tiếng và đem lại cho vị nhạc sĩ này những khoản lợi rất lớn về mặt tài chính. Thời điểm đó, lương của một vị đại tá quân đội bao gồm cả phụ cấp rơi vào khoảng 50 nghìn đồng theo giá trị tiền của Việt Nam Cộng Hòa, lương của một vị giám đốc cũng chỉ vào khoảng tầm đó. Còn cố nhạc sĩ Lam Phương trong một chuyến du chơi lên Đà Lạt biểu diễn văn nghệ, ngồi bên trên khu nhà nội trú nhìn xuống thung lũng trải rộng bao la trước mặt, ông viết thành bài hát Thành phố buồn và bán được nó với giá 12 triệu đồng. Ngoài lần đó ra, ông còn rất nhiều bản nhạc khác như Duyên kiếp, Tình bơ vơ... khiến ông có một khối tài sản lớn.

Song song bên cạnh việc sáng tác và biểu diễn cùng với các ban nhạc trong quân đội, nhạc sĩ Lam Phương còn cộng tác thêm với Trung tâm Quốc gia Điện ảnh. Theo đó Lam Phương xuất hiện trong hai bộ phim nói về chủ đề vận động cải tiến kinh tế - xã hội là Niềm Tin Mới, Chân Trời Mới.

Trải qua những chuyện tình đau khổ của mình, nhạc sĩ Lam Phương quyết định lập gia đình. Thời gian đó nhạc sĩ đã viết nhiều tác phẩm vui tươi, trong đó điển hình nhất phải kể đến tác phẩm Ngày hạnh phúc. Bài hát này được chọn làm nhạc hiệu của Chương Trình Gia Binh do Đài Phát Thanh Quân đội phát hànhvà được đông đảo người dân sử dụng trong các bản nhạc đám cưới. Bài hát trở nên nổi tiếng với câu hát "Đêm về nghe con khóc vui triền miên". Tiếng con khóc trong câu hát này nói về cô con gái đầu lòng của cố nhạc sĩ, tên là Ánh Hằng.

Khi còn ở Việt Nam, nhạc sĩ Lam Phương đã sở hữu một tài sản rất lớn trong ngân hàng. Tuy nhiên, vào buổi sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông cũng như rất nhiều người khác, phải cùng gia đình lên tàu Trường Xuân để đi tị nạn mà không kịp mang theo bất cứ tài sản gì, đi đến xứ người với 2 bàn tay trắng. Khi ở trên boong tàu, Lam Phương viết bài Con tàu định mệnh trong đo có một câu hát là "Khi đi thấy đường đã xa, bây giờ đường về xứ còn xa hơn ngàn lần". Khi đặt chân đến đất Mỹ, Lam Phương viết tiếp bản nhạc "Mất" với một câu hát da diết trong đó là "Sau phong ba trời thêm đen tối, lìa quê hương khi mới đổi đời".

Cố nhạc sĩ Lam Phương sau khi đến Hoa Kỳ, trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn khi phải kiếm tiền sinh hoạt bằng những công việc tay chân nặng nhọc thì điều không may lại ập đến với ông khi hạnh phúc gia đình tan vỡ. Lam Phương vô cùng đau xót và cho ra đời hàng loạt ca khúc mà tiêu đề chỉ có duy nhất 1 chữ như Điên, Tiếc, Mất... Trong đó được yêu thích nhất có lẽ là hai bài hát Lầm và Say.

Một lần nữa, Lam Phương lại trở về với hai bàn tay trắng và rời sang Paris, mà như cố nhạc sĩ chia sẻ rằng người ta đi tị nạn chính trị, chỉ có tôi là đi tị nạn ái tình. Ở đây Lam Phương đã gặp được một người phụ nữ xinh đẹp tên Hường và viết hàng loạt bản nhạc mang sắc thái vô cùng vui tươi như bài Bé yêu, Bài tango cho em. Điển hình trong dố đó là bài hát Mùa thu yêu đương với câu hát yêu thương "Đường vào Paris có lắm nụ hồng", nụ hồng ở đây lấy hình ảnh từ người phụ nữ tên Hường. Tuy nhiên, như bao cuộc tình khác, cuộc tình này cũng không đi đến đâu, nên sau cùng Lam Phương viết bài Tình vẫn chưa yên. Cũng trong thời gian này, cố nhạc sĩ đã bắt đầu cộng tác và giúp đỡ trung tâm âm nhạc Thúy Nga cho đến tận ngày nay.

Khác với phần đa các nhạc sĩ khác đều ít nhiều có các ca khúc được phổ thơ hoặc là viết lại lời Việt từ các nhạc phẩm âm nhạc ngoại quốc, tất cả các bài hát đều do Lam Phương tự tay sáng tác cả lời lẫn nhạc.

Ông còn có một bút danh khác là Thương Anh. Bút danh này được cố nhạc sĩ sử dụng trong bài hát Kỷ niệm sầu, Còn mỗi đêm nay và bài Xuân mộng.

Kịch nói

Ngoài việc phụ trách nhạc cho ban diễn kịch Dân Nam, nhạc sĩ Lam Phương còn hợp tác viết nhạc nền cho ban kịch Thẩm Thúy Hằng và ban kịch Kim Cương.

Năm 1959, nhạc sĩ Lam Phương và Túy Hồng kết hôn. Đến năm 1968, với sự động viên tích cực của chồng, Túy Hồng đã mạnh dạn đứng ra thành lập nên một đoàn kịch riêng, lấy tên là Đoàn kịch "Sống - Túy Hồng". Chính đoàn kịch mới này đã đưa tên tuổi của gia đình Lam Phương và Túy Hồng lên tột đỉnh của sự vinh quang. Nhạc của Lam Phương được ghép vào phần ngoại cảnh của tất cả những vở kịch mà ban kịch Sống – Túy Hồng (do chính Túy Hồng đóng vai chính). Điều này làm cho vở kịch trở nên sống động hơn, truyền cảm hơn và thu hút người xem nhiều hơn. Theo đó, mỗi nhạc phẩm do Lam Phương sáng tác đều được "giới thiệu" bởi một vở kịch của Túy Hồng. Thời bấy giờ, cứ vào mỗi tối thứ năm hàng tuần, Đài truyền hình Sài Gòn chiếu tiết mục "thoại kịch" và những vở kịch của ban kịch "Sống – Túy Hồng" lúc nào cũng thu hút được rất nhiều người xem.

Chương trình ca nhạc

Trung tâm biểu diễn Thúy Nga đã thực hiện 4 chương trình nhằm vinh danh cống hiến của nhạc sĩ Lam Phương:

  • Paris By Night số 22: 40 kỷ niệm ăm âm nhạc Lam Phương
  • Paris By Night số 28: Lam Phương 2 - Dòng nhạc tiếp nối - Sacrée Soirée 3
  • Paris By Night số 88: Lam Phương - Đường trở về quê hương
  • Paris By Night số 102: Nhạc theo yêu cầu - Tình ca Lam Phương

Trung tâm Asia cũng đã thực hiện 1 chương trình ca nhạc vinh danh nhạc sĩ Lam Phương:

  • Asia 77: Dòng Nhạc Lam Phương & Anh Bằng

Nhiều ca sĩ nổi tiếng cũng đã thực hiện những album chủ đề âm nhạc Lam Phương như Bạch Yến, Hương Lan, Lưu Hồng, Ý Lan, Họa Mi, Ngọc Anh, Hạ Vy...

Ngày 15/8/2018, dự án âm nhạc Lam Phương – The Gift (Món quà) được ra mắt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án này do ca sĩ hải ngoại nổi tiếng Hoàng Hiệp cùng với nhóm bạn tại Hoa Kỳ khởi xướng. Phạm Quỳnh Anh là cái tên xuất hiện xuyên suốt các tập của dự án. Nhạc sĩ Lam Phương đã có mặt để động viên tinh thần của các ca sĩ và ban nhạc trong một số tập. Dự án được phát sóng vào tối thứ bảy hàng tuần trên kênh YouTube từ ngày 18/8/2018. Buổi giới thiệu ra mắt còn có sự tham gia của nhân vật chính: nhạc sĩ Lam Phương. Đây cũng là lần đầu ông trò chuyện trực tuyến cùng với truyền thông trong nước. Lam Phương chia sẻ niềm khát khao sớm được trở về Việt Nam để gặp gỡ khán giả dù tình hình sức khoẻ không được tốt. Trong 20 tác phẩm của cố nhạc sĩ Lam Phương do ca sĩ Phạm Quỳnh Anh và Hoàng Hiệp lựa chọn biểu diễn trong dự án, có ca khúc lần đầu tiên được ra mắt chính thức với người yêu âm nhạc: Buồn – một trong số những bài hát ít được biết tới của Lam Phương. Bài hát Buồn từng được thu thanh bởi danh ca Khánh Ly.

Sách

Cuối năm 2019, Lam Phương - Trăm nhớ ngàn thương là cuốn tự truyện viết về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương, do nhà báo nổi tiếng Nguyễn Thanh Nhã chấp bút qua nguồn tư liệu từ chính gia đình vị cố nhạc sĩ được Phanbook - Nhà xuất bản Phụ Nữ phát hành.

Xếp hạng GlobalVN.biz

Chiếm vị trí
Chủ yếu
№83
Chủ yếu
Chiếm vị trí
Quả cầu
№27
Trong xếp hạng
Giới giải trí
Quả cầu

thống kê hồ sơ

đề cập
lượt xem
Xếp hạng công ty
Đảng Cộng sản Việt Nam
17 Người
Bộ Ngoại giao Việt Nam
3 Người
Bộ Giáo dục và Đào tạo
1 Người
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1 Người
Bộ Tài Chính
1 Người
Bộ Xây dựng Việt Nam
1 Người
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1 Người
CDC Hà Nội
0 Người
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
0 Người

Giới doanh nhân Việt Nam


GlobalVN.biz đặc biệt quan tâm đến hoạt động của những người nổi tiếng: chính trị gia, quan chức, doanh nhân, chủ ngân hàng, nhân vật văn hóa, doanh nhân biểu diễn và thể thao. Ý kiến ​​của họ phần lớn quyết định sự phát triển của đời sống chính trị, xã hội và kinh tế của Việt Nam. Phần này liên tục được các nhà báo của chúng tôi chỉnh sửa cho phù hợp với thông tin. Tại đây bạn có thể tìm thấy thông tin về các CEO và chủ tịch của các công ty hàng đầu Việt Nam, các quan chức và nhân vật công chúng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của khu vực.
Mục tiêu của dự án là tạo ra một không gian thông tin thoải mái cho tất cả những người tham gia thị trường, cũng như giúp độc giả làm quen với giới doanh nhân Việt Nam.
Chúng tôi đã tạo ra một cơ sở dữ liệu ấn tượng về người dân Việt Nam, chứa thông tin về con đường sự nghiệp, học vấn và các thông tin quan trọng khác về một người.
Nhờ tính năng tự động tính số về đề cập của một người trong tin tức của các phần Tin tức Việt Nam ” và “Thông cáo báo chí Việt Nam” trên cổng thông tin điện tử, xếp hạng mức độ phổ biến và ảnh hưởng của người đó được hình thành. Nhóm GlobalVN.biz giám sát các thay đổi xếp hạng và thưởng cho những người tham gia dự án vì thành công của họ. Nhìn chung, xếp hạng của những người tham gia dựa trên phân tích chuyên sâu về hoạt động của các dịch vụ PR của những người nổi tiếng, đồng thời phản ánh trạng thái định tính của lĩnh vực thông tin được hình thành bởi các dịch vụ truyền thông và báo chí xung quanh tổ chức.
“Doanh nhân Việt Nam” là dự án về những người mà bằng ý tưởng, lời nói và việc làm của mình có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và thịnh vượng của Việt Nam.
Potapova Alena

Giám đốc phát triển
Dân số
8173411423
Chết trong vòng một năm
55877709
sinh vào một năm
137469054