Sự miêu tả
XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ô NHIỄM CỦA CÁC "SÔNG, HỒ CHẾT"
Theo con số Thống kê, Nước ta có khoảng hơn 2.000 con sông có chiều dài từ 10km trở lên, mang lại lợi thế rất lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội (KTXH). Nhưng, chính các hoạt động phát triển KTXH lại đang gây ra tác động tiêu cực. Nhiều con sông đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất của nhân dân. Theo đánh giá của các nhà khoa học, chất lượng nước trên các con sông đang bị ô nhiễm ở mức báo động. Nguyên nhân chính là do nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải ra từ các làng nghề, nhất là các đoạn sông chảy qua khu đô thị, khu công nghiệp, làng nghề. Đặc biệt là các con sông Tô Lịch , sông Nhuệ, sông Tích, sông Đáy rất ô nhiễm và có lớp bùn đáy tích tụ rất dày.
Trong khi đó, Ở Việt Nam ta hiện nay, nói đến giải pháp làm sạch sông, hồ điều hòa thường các đơn vị chỉ nghĩ đến ngay việc nạo vét. Tuy nhiên, trên thực tế, việc nạo vét không xử lý được tận gốc vấn đề ô nhiễm môi trường nước và tầng bùn ở đáy sông, hồ điều hòa. Trên thực tế, hàng ngày nước thải từ các nơi vẫn đổ về các sông, hồ điều hòa thì dù có thực hiện nạo vét nhưng sau một thời gian 1 năm, 2 năm lượng bùn tích tụ ở đáy sông hồ lại tăng lên, và lại phát sinh việc phải nạo vét gây tốn kém cho ngân sách nhà nước. Việc thực hiện nạo vét đáy sông, hồ điều hòa hết sức phức tạp. Các hệ thống máy, ống hút thì còn phải cho cả các máy xúc xuống để xúc bùn lên, rất vất vả và không hiệu quả. Đặc biệt việc nạo nét cơ học còn một yếu tố nữa là gây tác động ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái, thủy sinh dưới lòng sông, hồ điều hòa. Điển hình các Hồ có lịch sử hàng ngàn năm, nhưng thực hiện việc nạo vét cơ học sẽ ảnh hưởng đến các tầng thủy sinh, hệ sinh thái hàng ngàn năm ở dưới lòng hồ.
Công nghệ Bio-Nano của Nhật Bản là công nghệ hiện đại, kết hợp giữa máy sục khí Công nghệ Nano và các tấm Bioreactor có tác dụng phân giải các chất gây ô nhiễm, bùn ở tầng đáy, hiệu quả bền vững chu kỳ trong 25 năm không cần tác động xử lý gì thêm. Thay vì phải làm nạo vét sông, hồ định kỳ hàng năm, thì với công nghệ này, chỉ cần làm một lần nhưng hiệu quả lâu dài, chu kỳ lên tới 25 năm là một công nghệ mở ra kỷ nguyên mới trong xử lý môi trường. Các dự án đã thực hiện tại sông Onga ở Nhật Bản hay nhiều nơi trên thế giới từ những năm 1994 tức đã trải qua 25 năm nhưng chất lượng nước vẫn được duy trì và được “tự động làm sạch”, góp phần giữ gìn và bảo vệ tài nguyên nước, mang lại cuộc sống trong lành cho nhân dân.
CÔNG NGHỆ BIO-NANO TẠO RA NGUỒN OXY VÔ TẬN VÀ LÀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CHO "CÁ CHẾT LÀ DO THIẾU OXY "
Ở Việt Nam ta, cứ mỗi lần "cá chết hàng loạt" là các cơ quan quản lý công bố nguyên nhân là "cá chết do thiếu oxy" và lại lắp các máy sục oxy. Tuy nhiên, trong không khí thì có khoảng 80% là khí Nitơ và chỉ có 20% là khí oxy. Thêm vào đó, máy sục oxy thông thường chỉ tạo ra các bọt khí kích thước rất lớn, do vậy ngay cả khi đặt các ống dẫn sục khí xuống dưới lòng nước sông, hồ thì các bọt khí do to và nhẹ lại bay lên trên mặt nước và tỉ lệ oxy hòa tan được vào nước rất ít, và không hề có tác dụng phân giải các chất bẩn. Ngược lại công nghệ sục khí nano của Nhật Bản hiện đang áp dụng là công nghệ phun ra các bọt khí kích thước micro và nano rất nhỏ. Bọt khí kích thước micro thì hòa tan vào tầng trung của nước sông, hồ và phân giải các chất bẩn gây ô nhiễm. Còn các bọt khí kích thước nano thì đi xuyên xuống tầng bùn đáy sông hồ và phân giải lớp bùn đáy. Do vậy, không chỉ hòa tan được một lượng lớn oxy vào trong nước từ đó tăng được lượng oxy hòa tan DO vào trong nước lên rất cao, tạo môi trường sống cho cá mà Công nghệ sục khí nano của Nhật Bản còn phân giải các chất bẩn, bùn trong nước khác hẳn với công nghệ sục khí “tạo cảnh quan” như đang áp dụng tại các hồ ở một số nơi như hiện nay.