Từ đầu năm 2014, Grab chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam. Sau gần 6 năm hoạt động, ứng dụng gọi xe này đã dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường, nhưng khoảng thời gian gần đây, sự hợp tác màu hồng với các đối tác tài xế Grab đã sắp sửa kết thúc
Tên gọi ban đầu của Grap là GrabTaxi, nhưng cái tên này không thu hút được nhiều sự chú ý. Đến tháng 10/2014, Grab chính thức cho ra mắt dịch vụ Grabbike. Tới đầu năm 2015, 2 cái tên lớn trong làng xe công nghệ thế giới là Grab và Uber được Bộ Giao thông Vận tải cho phép thử nghiệm hoạt động tại 5 khu vực lớn nhất cả nước.
Tiếp sau đó là cuộc chiến đốt tiền, khuyến mãi dành cho khách hàng, và các mức chiết khấu tối đa cho tài xế đã giúp cho Grab bùng nổ cả về số lượng tài xế và thị phần. Những năm đầu tiên hoạt động tại thị trường Việt Nam, tài xế hợp tác với Grab nhận được hàng loạt mức ưu đãi hấp dẫn, chiết khấu thấp.
Khoảng những năm 2015 - 2016, thậm chí nhiều người sẵn sàng vay tiền ngân hàng để mua xe ô tô về chạy Grab, với mức thu nhập hấp dẫn có thể lên đến 25 - 30 triệu đồng/tháng.
Tuần trăng mật kết thúc
Tuy nhiên, cuộc vui nào rồi cũng sẽ tàn, từ đầu năm 2018 trở đi, giữa Grab và các đối tác tài xế Grap bắt đầu mối quan hệ “cơm không lành, canh không ngọt” khi mức chiết khấu tài xế phải trả cho Grap tăng mạnh, đi cùng với đó là hàng loạt loại phí và mức tính khác.
Từ tháng 1/2018, Grab áp dụng mức chiết khấu từ 20% lên 23,6%, ngay lập tức nhận được nhiều sự phẩn đối từ các đối tác tài xế. Nhiều tài xế tại khu vực lớn nhất đất nước là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đồng loạt kêu gọi đình công hoặc book các chuyến đi ảo để phản đối Grab. Ban đại diện cảu Grab sau đó lý giải rằng nguyên nhân là do từ ngày 1/1/2018, Grab tiến hành các thủ tục kê khai, thu hộ và nộp thuế cho tài xế dựa trên tỉ lệ phần trăm doanh thu mà các đối tác nhận về theo yêu cầu từ cơ quan thuế của nhà nước.
Theo đó, Grab khấu trừ 4,5% tiền thuế (bao gồm thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng) trên doanh thu mà tài xế nhận được sau khi đã trừ chiết khấu, tương đương 3,6% doanh thu.
Việc kê khai, thu hộ và nộp tiền thuế chỉ áp dụng với những tài xế có mức doanh thu cao hơn 100 triệu đồng/năm. Grap sẽ căn cứ theo thành tích số chuyến xe hoặc doanh thu của từng tài xế mà khấu trừ 1% và 10% đối với các khoản phí hỗ trợ khác.
Trước đó, vào tháng 8/2017, một số tài xế Grabbike tại khu vực Hà Nội cũng đồng loạt kêu gọi đình công nhằm phản đối mức chiết khấu tăng từ 15% lên 20%. Một lần khác đối với các tài xế GrabCar khi mức chiết khấu tăng từ 20% lên đến 28% với tài xế mới và 23,6% đối với tài xế tham gia trước ngày 1/10/2017 từ ngày 1/10/2018.
Tuy nhiên, đa phần các cuộc đình công của các tài xế Grab đều không đạt được kết quả gì có lợi, mức chiết khấu cứ cao dần lên theo từng năm, những quy định khen thưởng cho các tài xế cũng trở nên khó khăn hơn trước.
Quyền lợi của tài xế ở đâu
Trong số tất cả các hãng xe công nghệ đang hoạt động tại thị trường Việt Nam gồm FastGo, Be, Gojek, ... chỉ có duy nhất một mình Grab là thông báo tăng mức chiết khấu, đồng thời tăng giá cước với lý do Nghị định 126/2020 của chính phủ.
Anh Hải, một tài xế Grabbike lâu năm, cho biết mặc Grap đã tăng giá cước lên nhưng mức chiết khấu cũng tăng theo nên doanh thu thực tế của tài xế vẫn bị giảm.
“Trước đây giá cước là 13.000 đồng cho quãng đường khoảng 1 km, sau khi có điều chỉnh tăng giá cước nhưng giá cước quãng đường tương đương vẫn chỉ 13.000 đồng, trừ hết chiết khấu khoảng 3.600 đồng, phí nền tảng, tiền xăng xe hết khoảng 2.000 đồng nữa, tài xế thực nhận được chỉ khoảng 7.000 đồng/km”, anh Hải cho biết.
Dù cho các tài xế đồng loại thực hiện đình công như trước đây nhưng khả năng các là vẫn sẽ không thay đổi được nhiều các chính sách chiết khấu của Grab. Dù mức chiết khấu tăng dần nhưng số lượng tài xế đăng ký hợp tác với Grab vẫn liên tục gia tăng.
“Nhiều chuyến thực tế tiền công rất thấp, nhưng không ai dám từ chối nhiều, vì sẽ bị đánh dấu, sau đó sẽ khó nhận được chuyến hơn hoặc mất điểm thưởng. Số lượng tài xế rất nhiều nên đôi khi cả ngày lăn lội ngoài đường cũng chỉ kiếm được vài trăm nghìn đồng”, anh Hải chia sẻ.
Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam - ông Nguyễn Văn Quyền, hợp đồng giữa các tài xế Grab là hợp đồng đối tác tài xế, chứ không phải là hợp đồng lao động chính thức giữa người lao động và doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi số lượng tài xế tham gia vào loại hình này rất lớn, lến đến hàng trăm nghìn người, thì các cơ quan quản lý cần phải xem xét lại các quy định về hợp đồng hợp tác giữa Grab và các tài xế. Điều này sẽ nhằm bảo vệ quyền lợi của chính Grab, của hành khách và đặc biệt là của các tài xế khi để xảy ra các tranh chấp.
Vị chủ tịch cũng cho rằng, phương tiện tham gia hoạt động vận chuyển hành khách theo hợp đồng điện tử chỉnh chủ hoặc phương tiện được đăng ký dưới mô hình hợp tác xã, sau đó được đăng ký lại với các ứng dụng công nghệ như Grab, Be, Gojek,… hoạt động thông qua phần mềm nên chưa có những quy định rõ ràng để đảm bảo quyền lợi của tài xế.