Trong khi hầu hết các hãng bay trên thế giới thận trọng với kế hoạch mở rộng mạng bay, thì hãng hàng không tư nhân Bamboo Airways của Việt Nam lại thể hiện sự quyết liệt mở rộng đội tàu, gia tăng khả năng khai thác bằng việc tiếp tục đón thêm tàu bay ngay những ngày đầu năm 2021
Nhiều hãng hàng không cắt giảm đội bay
Năm 2020 theo báo cáo của Hiệp hội vận tải hàng không thế giới (IATA), đánh giá là năm tồi tệ nhất trong lịch sử của ngành hàng không dân dụng thế giới. Theo dữ liệu thống kê được từ Cơ sở dữ liệu đội bay thuộc Trung tâm hàng không châu Á - Thái Bình Dương (CAPA), số lượng máy bay phản lực vận chuyển khách trên thế giới vào cuối năm 2020 đã quay trở về ở mức năm 2008, chỉ còn dưới 16.700 chiếc, giảm 29% so với con số hơn 23.600 vào cuối năm 2019.
Theo các chuyên gia tại PWC Ireland - công ty dịch vụ lớn số một Ireland, nhiều hãng bay đang có quá nhiều máy bay sẽ có nguy cơ tiếp tục phải cắt giảm đội bay.
Nhiều hãng hàng không lớn trên thế giới, bao gồm cả British Airways hoặc Qantas Airways đã công bố kế hoạch cho đội bay Boeing 747 của họ “nghỉ hưu” sớm. Hãng bay Lufthansa cũng có kế hoạch tương tự.
Ngoài việc cắt giảm đội bay, nhiều hãng bay đã tìm đến các bên cho thuê để được giúp đỡ. Phần đông các hãng hàng không tìm cách bán máy bay đang hoạt động và cho thuê lại. Đơn cử như mới đây, Lufthansa thông báo rằng họ đã thế chấp 5 chiếc máy bay Airbus A350 và 3 chiếc thuộc dòng A320 và chuyển hết thành tiền mặt thông qua cách thức bán và cho thuê lại tài chính, các khoản vay có đảm bảo và kỳ phiếu có đảm bảo. Số tiền huy động được của hãng hàng không này là khoảng 500 triệu euro trong thời gian nửa cuối năm 2020.
Bên cạnh sự ảm đạm này, nhiều hãng hàng không khác vẫn công bố kế hoạch mở rộng đội bay, niềm tin lạc quan rằng hàng không thế giới có thể sẽ tăng trưởng trở lại trong tương lai gần khi các chương trình tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch Covid-19 đang được triển khai trên toàn thế giới.
Ví dụ, hãng hàng không Ryanair của Ireland đã đặt mua 75 máy bay phản lực Boeing 737 MAX, kỳ vọng ngành hàng không sẽ khôi phục vào năm 2021, hay hãng bay Breeze Airways - một hãng hàng không mới của người sáng lập ra JetBlue, David Neeleman, đã nhận bàn giao chiếc máy bay E190 đầu tiên trong tổng số 15 chiếc cho thuê từ Nordic Aviation Capital.
Hãng hàng không trong nước tiếp tục mở rộng đội tàu
Ở Việt Nam, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam - ông Phạm Văn Hảo cho biết cơ quan này đã và đang phối hợp với các hãng hàng không nhằm khôi phục thị trường một cách nhanh chóng, đồng thời vẫn bảo đảm ở mức cao nhất quy trình phòng chống dịch bệnh.
Về phía các hãng hàng không, có lợi thế là những phục hồi đáng kể của thị trường trong nước từ 2020, mỗi hãng đã xây dựng những kế hoạch phát triển đội bay khác nhau như bán và cho thuê lại, đồng thời tiếp tục chờ đợi tình hình thị trường.
Trong hoàn cảnh các hãng bay đều thận trọng với các kế hoạch mở rộng mạng bay, hãng hàng không tư nhân của tỷ phú Trịnh Văn Quyết - Bamboo Airways thể hiện sự quyết liệt khi mở rộng đội tàu, gia tăng khai thác bằng việc tiếp tục mua thêm tàu bay ngay đầu năm 2021.
Cụ thể, vào đầu tháng 2/2020 Bamboo Airways đã nhận thêm chiếc máy bay A321neo ACF (Air Cabin Flex) đầu tiên mang số hiệu VN-A222. Mày bay này được đưa từ Hamburg, Đức ngay sau khi xuất xưởng tới sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội và bắt đầu hoạt động ngay từ ngày hôm sau, kết nối các địa phương trong khi tình hình sôi động dịp Tết Nguyên đán 2021.
Đây là dòng máy bay mới nhất trong dòng máy bay A320F, được trang bị động cơ thế hệ mới, cho phép tiết kiệm ít nhất khoảng 16% nhiên liệu tiêu thụ, giảm tới 75% tiếng ồn và hơn 50% lượng khí thải ra môi trường. Tàu bay này có cấu trúc khoang trở khách được thiết kế cải tiến từ 244 ghế theo mẫu ban đầu xuống còn 223 ghế, nâng cấp các nội thất phần cứng cũng như hiệu năng sử dụng để mang lại trải nghiệm bay tối ưu nhất cho hành khách.
Trong quý I và II/2021, Bamboo Airways sẽ tiếp tục đón thêm loạt máy bay hiện đại gia nhập hàng ngũ, bao gồm các tàu bay thuộc dòng A321/A320neo và phản lực Embraer.
Với sự góp mặt của các tàu bay mới, Bamboo Airways hiện đang vận hành 28 tàu bay, bao gồm những máy bay A320/A321neo, máy bay thân rộng hãng Boeing 787-9 Dreamliner và tàu bay phản lực Embraer 195. Dự kiến, Bamboo Airways sẽ đầu tư mở rộng quy mô đội bay lên ít nhất 50 tàu trong năm 2021.
Không chỉ phát triển ở quy mô đội tàu, Bamboo Airways cũng đã chi mạnh tay vào kế hoạch nâng cấp đội tàu hiện có, gần đây nhất là hoạt động mua động cơ dự phòng tiên tiến LEAP-1A của nhà sản xuất CFM International. Đặc biệt hơn, Engine Lease Finance (ELF) - là công ty cho thuê động cơ dự phòng độc lập lớn số mợ thế giới đã đồng ý tài trợ tài chính giao dịch này của hãng hàng không Bamboo Airways. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang đẩy ngành công nghiệp vận tải hàng không vào giai đoạn khó khăn nhất, các hãng hàng không toàn cầu đang đứng trước mối nguy cơ khủng hoảng về tài chính thì Bamboo Airways lại thuộc số ít hãng bay vẫn nhận được sự tin tưởng về phương diện tài chính từ các đối tác ngân hàng, định chế tài chính và các công ty thuê, mua tàu bay hàng đầu thế giới.
Tính đến thời điểm hiện nay, Bamboo Airways đã tiến hành khai thác trên 50 đường bay, vận chuyển gần 8 triệu lượt hành khách trên những chuyến bay an toàn. Chỉ tính riêng trong năm 2020, hãng bay này đã khai thác vượt 40% công suất và lượng khách so với cùng kì năm 2019, duy trì tỉ lệ đúng giờ, hướng tới mục tiêu nắm trong tay 30% thị phần vào năm 2021. Bamboo Airways được bình chọn là “Hãng hàng không khu vực hàng đầu châu Á” và “Hãng hàng không có dịch vụ tốt nhất”.