Hiện nay việc tiêu thụ các dòng xe ô tô Trung Quốc chưa phổ biến, và chủ yếu chỉ mới đang ở giai đoạn thử nghiệm vì vẫn còn khá nhiều người nghi ngại về chất lượng hoạt động của loại xe này
Mặc dù các dòng ô tô xuất xứ từ Trung Quốc chưa nhận được nhiều cảm tình của nhiều người mua xe tại thị trường Việt Nam, tuy nhiên với những lợi thế như giá rẻ, đa tiện nghi và hệ thống phân phối rộng rãi, xe con của Trung Quốc đang buộc các hãng ô tô tại Việt Nam phải chú ý nhiều hơn về giá cả trong cuộc chiến tranh giành thị trường về lâu về dài.
Ô tô made in Trung Quốc bước đầu xâm nhập vào thị trường Việt Nam
Theo thống kê mới đây của Tổng cục Hải quan, hết năm 2018, lượng ô tô xuất xứ từ Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam đạt con số trên 800 chiếc, phần lớn là các dòng xe du lịch đa dụng ít hơn 9 chỗ ngồi, và mang các thương hiệu nội địa của Trung Quốc.
Trong khi đó các dòng xe tải của Trung Quốc suy giảm mạnh ở thi trường Việt Nam, xu hướng sử dụng xe du lịch dưới 9 chỗ ngồi lan truyền vào thị trường Việt Nam cho thấy Việt Nam đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm tích cực từ các hãng doanh nghiệp xe hơi cá nhân, gia đình của Trung Quốc.
Theo lời của một doanh nghiệp kinh doanh ô tô của Trung Quốc tại TP Hải Phòng, các hãng xe nội địa Trung Quốc đang tập trung đánh vào phân khúc ô tô phổ thông, nhiều tiện ích nhưng giá rẻ. Chính vì thế mà hầu hết ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc bán tại thị trường Việt Nam đều là loại xe gầm cao, có trên 5 chỗ ngồi và nhiều tiện dụng.
Mức giá bán ra cũng được xem là một ưu điểm cạnh tranh của các dòng xe Trung Quốc tại thị trường Việt Nam khi các dòng xe nhập khẩu này đều ở ngưỡng không cao hơn 800 triệu đồng/chiếc, mức giá này thuộc vào phân khúc xe hạng B tại Việt Nam và dễ dàng có được chấp nhận từ người mua.
Theo nhiều đại lý xe hơi đang hoạt động tại TP Hà Nội, thị trường xe hơi hiện nay đang có mức độ toàn cầu hóa rất cao, các dòng ô tô đến từ Trung Quốc dù có khung và gầm nhái các hãng xe nổi tiếng, nhưng máy móc đều là hàng chính hãng Nhật hoặc Thụy Điển, Đức... Đa phần các dòng xe nội địa của Trung Quốc không tự chủ được về máy móc, đây cũng được đánh giá là những chi tiết hứa hẹn sẽ thuyết phục được khách hàng trẻ vốn không để tâm quá nhiều.
"Nếu các hãng xe Trung Quốc thiết kế bắt mắt hơn, và có giá rẻ hơn hoặc thậm chí sau khoảng từ 1 đến 2 năm nữa, những người đã chấp nhận mua và sử dụng loại xe này không thấy có vấn đề gì đáng lo ngại, thì những năm sau đó, rất có thể xe made in Trung Quốc sẽ trở thành một thế lực mới, cạnh tranh sóng phẳng với các hãng xe khác tại Việt Nam", ông Nguyễn Văn Bình, chủ một showroom xe tư nhân trên phố Trần Duy Hưng cho hay.
Trên thực tế hiện nay, Việt Nam vẫn áp dụng thuế cao hơn 70% đối với ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc vào thị trường Việt Nam, tuy nhiên mức thuế áp vào các mặt hàng như xe hơi - mặt hàng có độ nhạy cảm cao (HCL) sẽ giảm đi dần dần theo thời gian tương ứng với các quy định về việc bãi bỏ thuế quan của WTO, Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) chính thức có hiệu lực từ năm 2020 và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)...
Hiện tại, xe hơi Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu đi qua cảng Hải Phòng, tiêu thụ chủ yếu ở khu vực phía bắc như Hà Nội, Bắc Giang, Hải Phòng và Lạng Sơn. Việc tiêu thụ các dòng xe xuất xứ từ Trung Quốc chưa trở nên phổ biến, chủ yếu vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm vì rất nhiều người vẫn còn nghi ngại về chất lượng của xe. Hơn nữa, nhìn vào lịch sử thị trường xe Trung Quốc đã nhận nhiều thất bại, và rút chạy khỏi Việt Nam, khiến nhiều người từng mua các dòng ô tô như Chery, Geely, Lifan "ngậm trái đắng".
Thị trường Việt Nam trong con mắt của chuyên gia
Mặc dù tiếp giáp với lãnh thổ Trung Quốc, nơi sản xuất và lắp ráp, tiêu thụ xe lớn nhất thế giới, nhưng thực tế số lượng xe nhập khẩu từ Trung Quốc chính hãng vào thị trường Việt Nam là khá ít, chỉ vài hãng nổi tiếng như Volvo, Audi còn lại phần lớn các dòng ô tô nhập vào Việt Nam đều xuất xứ từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và mới đây nhất là các nước thuộc khối ASEAN.
"Có vẻ như các tập đoàn xuyên quốc gia sản xuất và lắp ráp xe tại Trung Quốc không coi trọng thọ trường ở Việt Nam bởi vì họ chủ yếu khai thác chính thị trường Trung Quốc và xuất khẩu ra toàn cầu vì lợi thế quy mô lớn. Việt Nam hiện tại vẫn bị coi là thị trường hẹp còn chừa lại để cho các hãng xe xuất xứ Trung Quốc thi thố và xuất khẩu. Chắc chắn một điều rằng, các hãng xe nội địa của Trung Quốc rất quan tâm đến thị trường Việt Nam, nơi có thu nhập ngày càng tăng cao và nhu cầu về xe ô tô ngày một lớn", ông Fred Burke, hiện đang là đại diện Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (Amcham) nhận xét.
Theo các chuyên gia nhận định về thị trường ô tô tại Việt Nam, hiện chưa có bất kì thống kê nào về lượng tiêu thụ xe hơi Trung Quốc tại Việt Nam, những số liệu mới chỉ căn cứ dựa trên thị trường thực tế, do đó chưa thể đánh giá cụ thể được sức ảnh hưởng của xe hơi Trung Quốc tại thị trường Việt Nam như thế nào và điều này sẽ tác động đến giá cả của thị trường, thị hiếu và cảm nghĩ của phần đa người sử dụng xe ở Việt Nam hay không.
Tuy nhiên, việc hàng loạt các showroom, đại lý xe Trung Quốc đổ vào thị trường Việt Nam để làm tươi mới lại thị trường cũng như bỏ ra nhiều công sức tiếp thị, quảng cáo cho thấy tham vọng không nhỏ của các hãng xe Trung Quốc kỳ vọng ở thị trường và người tiêu dùng của Việt Nam.